Sự giáo dục của
Hanuman
Khi
lớn lên, Hanuman tìm cách tự mình rèn luyện giáo dục, với mục đích này ông đã
chọn thần mặt trời Surya là đạo sư. Surya do dự. "Tôi không có thời
gian", ông nói. "Ban ngày tôi đi xe ngang qua bầu trời, và vào ban
đêm tôi quá mệt mỏi để làm bất cứ điều gì."
"Vậy
thì hãy dạy tôi như ông đánh xe ngang qua bầu trời trong ngày. Tôi sẽ bay ở
phía trước xe ngựa của ông, đối diện với ông từ sáng đến tối." Ấn tượng
bởi sự nhiệt tình và quyết tâm của Hanuman, Surya nhận anh làm học trò của
mình. Vì vậy Hanuman cứ thể bay trước ánh sáng chói tuyệt vời của thần mặt
trời, cho đến khi ông thông thạo được bốn cuốn sách về kiến thức (kinh Vệ Đà),
sáu hệ thống triết lý (darshanas), sáu mươi bốn loại hình nghệ thuật và 108
điều bí ẩn huyền bí về Tantra.
Khi
đã trở thành một bậc thầy về tất cả những gì ông đã đặt ra để tìm hiểu, cũng là
lúc Hanuman phải trả công việc học của mình (guru-Dakshina). Surya khẳng định
rằng việc quan sát học trò mình hăng say học hành là một khoản thanh toán quá
đủ rồi, nhưng vì Hanuman cứ khăng khăng phải tặng một cái gì đỏ để bày tỏ lòng
biết ơn của mình, thần mặt trời đành yêu cầu Hanuman chăm lo đến phúc lợi của
con trai ông Sugriva, là anh em cùng mẹ khác cha với Vali, vua khỉ.
Trước
khi Vali trở thành chúa tể của loài khỉ, một con khỉ tên là Riksha đã cai trị
vương quốc loài khỉ. Một lần, có câu chuyện là Riksha rơi xuống một cái hồ và
hóa thành một phụ nữ. Cả hai thần, thần bầu trời Indra và thần mặt trời Surya
đều yêu và bà đã mang cho mỗi người một con trai. Lần đầu tiên bà sinh Vali cho
Indra, đứa thứ hai là Sugriva cho Surya. Sau khi sinh con xong, Riksha lấy lại
hình dạng nam giới của mình.
Khi
Riksha chết, theo luật rừng, những con khỉ đã chiến đấu với nhau để trở thành
người lãnh đạo. Vali đã giết được và làm bị thương các đối thủ khác để lên ngôi
và trở thành nhà lãnh đạo danh chính ngôn thuận của thế giới khỉ. Là một trong
những người đã giành được vị trí thống trị của mình trong vương quốc loài khỉ,
không bắt buộc Vali phải chia sẻ chiến lợi phẩm của quyền lực với bất cứ ai,
nhưng với bản tính hào hiệp, ông chia sẻ mọi thứ với em trai của mình Sugriva.
Đó
là trong những tình huống khiến Hanuman trở thành đồng minh với Sugriva người
sau này trở thành vua khỉ. Dưới sự chỉ đạo của Sugriva, đội quân lớn của bầy
khỉ đã giúp Chúa Rama đòi lại người vợ bắt cóc bởi con quỷ Ravana.
Hanuman vị tha
Một
đôi chim vẹt xanh, khi đang say sưa sải cánh tự do, bỗng bay vọt lên bầu trời
bao la. Tuy nhiên, số phận nghiệt ngã đã kết thúc một cách tàn nhẫn sự giao
phối của chúng. Một mũi tên của thợ săn đã bắn trúng con chim đực, chim cái mất
đi bạn tình của mình. Tuy nhiên, chim cái vẫn không chạy trốn khỏi cảnh tượng
ấy mà mân mê, bay qua bay lại như người vô hồn
người bạn đời của mình. Chứng kiến cảnh tượng cảm động ấy, gợi cảm
hứng cho nhà hiền triết Valmiki và ông đã tạo nên sử thi Ramayana, một trong
những sử thi vĩ đại nhất của thế giới. Thật vậy, bài thơ của Valmiki trở nên nổi
tiếng trong ba thế giới vì nó đánh trúng trái tim của mỗi người nghe nó.
Một
ngày nọ, Valmiki bỗng nhận ra rằng Hanuman vĩ đại đã ghi lại các cuộc phiêu lưu
với Rama, bằng cách khắc những câu chuyện bằng móng tay của mình trên đá.
Valmiki tò mò đi du lịch đến Hy Mã Lạp Sơn, nơi Hanuman đã từng cư ngụ. Khi Hanuman
đọc câu chuyện tường thuật của mình, Valmiki đã bị choáng ngợp bởi sức mạnh
tuyệt đối và tầm cỡ thơ mộng của nó. Nó thực sự rất cảm hứng. Valmiki cảm thấy
cả niềm vui và nỗi buồn. Ông cảm thấy vui vì đã có cơ hội nghe một bài thơ
tuyệt đẹp, và buồn vì rõ ràng nó làm lu mờ đi tác phẩm riêng của mình.
Khi
Hanuman thấy tác phẩm của mình khiến cho Valmiki đau buồn, ông đã đập vỡ các
sang tạo của mình được khắc trên đá mãi mãi. Đó là lòng vị tha của Hanuman. Đối
với ông, kể lại những câu chuyện về cuộc phiêu lưu của Rama là một cách thức để
tái kinh nghiệm về chuyến phiêu lưu Rama, không phải là một vé để bước vào hội
trường của sự nổi tiếng.
Tên Hanuman minh họa cho một tính cách
khiêm tốn, được tạo thành bởi từ 'Hanan” (sự hủy diệt) và “man'(tâm), ám chỉ
đến người đã chế ngự được bản ngã của mình.
Ánh Hiền dịch từ nguồn: http://www.exoticindiaart.com/article/hanuman/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
thach.michelia@gmail.com