Ariya Xah Pakei, khúc bi ca vượt thời gian
Trong mảng truyện thơ trữ tình Chăm còn lưu giữ và phổ
biến trong quần chúng gồm ba truyện Ariya Cam – Bini, Ariya Bini –
Cam và Ariya Xah Pakei. Nếu Ariya Cam
–Bini được giới bình
dân ưa thích vì lời văn dễ hiểu, tình tiết lâm ly bi đát gần với đời thường thì
giới có học lại chuộng Ariya Bini–Cam hơn vì kịch tích trong văn học cao
hơn. Tính không gian, thời gian đan xen khúc xạ qua tâm lý nhân vật làm bật ra
cái nhìn mới, cái nhận mới để từ đó người đọc như được hóa thân vào bối cảnh,
tình huống để cùng vui buồn, khổ đau, còn mất với con người và quê hương. Trong
khi đó Ariya Xah Pakei dường như bị lãng quên ! Người đọc chỉ
biết đồng cảm tâm trạng bi thương, thân phận bất hạnh của nàng Mưh Rat. Nguyền
rủa, lên án thái độ kiêu căng vô cảm của Xah Pakei để nuối tiếc cho một cuộc
tình đầy nước mắt mà không để lại dấu vết của một nụ cười. Ngoài những vần thơ
đẹp đầy xúc cảm, phải chăng nàng Mưh Rat đã quá mù quáng trong tình yêu ? Phải
chăng chàng Xah Pakei đã quá dửng dưng nhẫn tâm với chân tình nàng Mưh Rat? Đó
chính là vấn đề cũng là giá trị thực của tác phẩm một khu rừng mà chúng ta cùng
bí hiểm bước chân vào xem thể nào!
Sơ lược văn học sử
Ariya Xah Pakei gồm tất cả 149 câu. Nhân
vật chính là một chàng trai khôi ngô tuấn tú, còn độc thân. Quê quán ở làng Huh
thuộc Bal Canar, nghề nghiệp là một vị quan hay tướng (Xah) của triều đình
Champa có dinh cơ đóng tại Bal La-a ở vùng cực Nam đất nước, cũng là cực Nam
của vùng Bình Thuận. Đối tượng là một người con gái tên Mưh Rat con nhà quyền
quý giàu sang, dung nhan hoa nhường nguyệt ghen. Quê quán ở Pajai (Ma Lâm
Chàm), nghề nghiệp làm ruộng, dệt thổ cẩm và quán xuyến việc nhà thay cha mẹ
già còn sống, có một đứa em trai và có nhiều gia nhân giúp việc. Các địa danh
thực chỉ giới hạn trong tỉnh Bình Thuận từ Bicam (Tánh Linh) vùng cực Nam đến
Palei Rabha Rilauw (Vĩnh Hảo) và có thể Jiauw Kun, Jiauw Lai ở cực Bắc gần Cà
Ná? Còn địa danh ảo là Ia Trang (Nha Trang) Ia Ru (Phú Yên), chỉ mang tính liên
tưởng và chưa đặt chân đến! Tác giả chắc chắn là người thuộc vùng Bình Thuận vì
ngoài địa danh được khắc rõ ở vùng này thì hầu như các địa danh ở các vùng khác
(ngoài Ia Trang, Ia Ru) không được nhắc đến dù chỉ sơ qua. Chưa thể xác định rõ
thời điểm tác phẩm ra đời nhưng dựa vào địa bàn cư trú và sinh hoạt thì Ariya Xah Pakei phải ra đời sau Ariya Bini – Cam, bởi lẽ trong Ariya Bini – Cam biên giới cực Bắc ở Phú Yên trong khi Ariya Xah Pakei biên giới được thu hẹp đến Vĩnh Hảo !
Phải chăng tác phẩm đã ra đời trong thời kỳ Ppo Cơng Can (đầu thế kỷ XIX), tình
hình lúc đó loạn lạc mất an ninh nên hầu như người Chăm thời kỳ đó không được
quyền ra khỏi Cà Ná? Và ngay địa bàn Phan Rang khu dân cư cũng không còn trong
khi ở Ariya Bini – Cam những
địa danh vùng này luôn là chủ đề chủ đạo! Vấn đề khuyết danh tác giả, tác phẩm
cũng là yếu tố quan trọng trong văn học sử. Chúng ta thử hình dung một thời kỳ
đen tối đầy biến động, ngập tràn máu và nước măt, chết chóc và chia ly. Mạng
sống luôn luôn bị đe dọa không biết còn mất lúc nào thì tên tuổi của tác giả và
tác phẩm hơn lúc nào hết cần được triệt tiêu để hóa đồng trong quần chúng. Chỉ
còn lại trong tâm hồn những người yêu văn chương nghệ thuật, yêu mãnh liệt cuộc
sống và khao khát tình người để chúng ta có cơ may thưởng thức hôm nay. NếuAriya Bini – Cam khi nói về nàng công chúa Bini (Islam)
với một hoàng thân Chăm thì Ariya Cam – Bini lại nói về mối tình dân dã giữa một cô
gái Chăm với chàng trai theo đạo Bini. Thứ tự em/ anh (Adei/Xa-ai), vợ/chồng
Hadiip/Pathang … là nét văn hóa truyền thống đề cao phụ nữ… để đặt tên tác
phẩm. Còn ở Ariya Xah Pakei tại sao
lại không là Ariya Mưh Rat? Khi mà xuyên suốt tác phẩm hình ảnh, dấu chân của
nàng Mưh Rat luôn đậm nét qua từng câu văn trang chữ và luôn cám cảnh người
đọc? Đó là vấn đề thú vị để chúng ta mổ xẻ, khám phá.
Để cảm thụ văn học Chăm
Trong văn học Chăm, để hiểu được nội dung của tác phẩm,
đầu tiên chúng ta phải hiểu từ (nghĩa đen và nghĩa bóng, nghĩa gần và nghĩa
xa), cách kết cấu và kết dính những từ trong câu, sự liên đới giữa câu với nhau
và thậm chí từng đoạn này với đoạn khác không theo thứ tự trước sau, trình tự
không gian và thời gian, chủ thể và khách thể… Yếu tố quan trọng mang tính
quyết định là bố cục, phân đoạn bài thơ để từ đó chúng ta giải mã từng phần để
đi đến một cái nhìn tổng thể thông suốt. Chúng ta bắt đầu vào phần thứ nhất tạm
gọi là mở đề:
a. Gồm 5 câu đầu, trong đó lại chia làm hai phân đoạn.
Đoạn đầu gồm bốn câu:
Xah Pakei
tabiak di Bal La-a
Jauh jiơng ya dwa, jiơng bbwơn sa bauh
Hơc po kanai jiơng crauh
Jiơng bbwơn sa bauh, rai gơm gabbak
Jauh jiơng ya dwa, jiơng bbwơn sa bauh
Hơc po kanai jiơng crauh
Jiơng bbwơn sa bauh, rai gơm gabbak
– Câu đầu giới thiệu thân thế, vai trò của Pakei. Chàng
là một vị tướng (Xah) xuất hành từ Bal La-a chỗ làm việc đương nhiệm.
– Câu hai nói lẫn ý nguyên mục đích của Pakei. Câu này
hơi bí hiểm vì hàm chứa nhiều ý – Từ jauh có nghĩa là gãy nếu nói về đồ vật,
nhưng nếu nói đến một chuyến đi thì lại có nghĩa là sự trở về sau khi đã hoàn
tất cuộc hành trình dài.
Nó còn biểu hiện sự quyết tâm dứt khoát như trong Ariya Bini – Cam có viết:
Nó còn biểu hiện sự quyết tâm dứt khoát như trong Ariya Bini – Cam có viết:
Mưng Lamngư
Pajai nai jauh kauk sơng
(Từ Cảng Ma Lâm nàng trở gót ngay)
(Từ Cảng Ma Lâm nàng trở gót ngay)
Như vậy, Xah Pakei đã rời Bal La-a để bắt đầu cuộc hành
trình dài đầy gian lao vất vả với một sứ mạng nặng nề. Thế thì Xah Pakei định
đi đâu? về hướng nào? và để làm gì? Đoạn sau cho ta biết điểm đến của chàng là
Ia Ru và Ia Trang. Chàng đi một mình (cũng đoàn tùy tùng) nhưng khi trở về lại
hóa ra hai rồi lại biến thành một ngọn đồi định cư vĩnh viễn. Tại sao Xah Pakei
lại hóa thành hai? Là vì chàng muốn lấy vợ và an cư lạc nghiệp như một ngọn đồi
vững chắc lâu bền. Có lẽ thời thế nhiều biến động đã khiến tâm hồn chàng bất an
và lo lắng! Chiến tranh và cảnh chém giết luôn diễn ra và chàng cảm thấy mệt
mỏi, chán chê ngay cả địa vị của mình chàng đang mơ ước một căn nhà nhỏ với một
người vợ hiền ngoan và sau này những tiếng cười con trẻ. Nhưng một bên là ý
nguyện và một bên là trách nhiệm của trai thời loạn, Xah Pakei đã quyết tâm
hoàn thành sứ mệnh của mình để rồi sau đó từ quan lập gia đình. Chàng đang mơ
nơi câu ba: hỡi người con gái thành dòng suối. Đó là sự tự an ủi động viên
chính mình, điểm đến của chàng không phải là Ia Ru mà xa hơn nữa là ngọn đồi
nơi chàng cùng người vợ hiền sống yên ổn hạnh phúc. Đó là một tình yêu ảo nhưng
lại là một định đề khả thi cho Xah Pakei có thêm sức mạnh, để vượt qua cuộc
hành trình gian khó, hoàn thành sứ mệnh lần cuối cùng trong đời. Và rồi Xah
Pakei đã hy vọng, tin tưởng vào số phận tương lai rất đẹp: thành một ngọn đồi
ước nguyện chung đôi thật kỳ diệu đến bất ngờ!
Chỉ bốn câu thơ như đã khắc họa toàn cảnh sự biến động
của đất nước, nỗi lo âu thấp thỏm của lòng người, tâm tư nguyện vọng của giới
trí thức đồng thời phản ảnh nhân sinh quan của một thế hệ trẻ Chăm của thời
loạn ly!
Từ sự kiện thực được diễn mơ lại được nối tiếp bằng sự
kiện thực nơi bước chân Xah Pakei đi qua. Chỉ là dun rủi hay cố ý khi chàng đã
đi qua một cánh đồng đang gặt lúa, nơi mà nàng Mưh Rat cùng đám gia nhân đang
mải mê công việc của mình vui vẻ hồn nhiên. Dường như Xah Pakei cũng đang ám
ảnh hình bóng người vợ tương lai trong tâm trí nên khi gặp nàng Mưh Rat xinh
đẹp, chàng đã buông ngay lời chọc ghẹo !
– Câu 3:
Hỡi cô nàng
đang gặt lúa
Cho xin một nắm làm gạo rang
Cho xin một nắm làm gạo rang
Và nàng đã trả lời: (câu 4)
Chàng có cầu thì
đến mà đón nhận
Em chẳng mang lên khỏi bờ ruộng đâu!
Em chẳng mang lên khỏi bờ ruộng đâu!
Và chàng đã tỏ thái độ, quan điểm (câu 5)
Nếu nàng thương
tình thì đem dâng
Còn ta chẳng đời nào đặt chân xuống ruộng!
Còn ta chẳng đời nào đặt chân xuống ruộng!
Đó là những lời nói thường tình của những chàng trai với
cô gái trẻ, vừa hồn nhiên ngây ngô vừa dí dỏm chân thật. Thời xưa như thế và
bây giờ vẫn thế! Nhưng định mệnh đã xảy ra và như đã an bài. Đây là diễn biến
tâm lý phức tạp mà chúng ta cần lưu ý vì nó quyết định cho thái độ và hành động
của Xah Pakei khi chàng bỏ đi và Mưh Rat khi nàng bỏ dở công việc, quên cả xin
phép cha mẹ, em thơ để cùng người cháu theo gót Xah Pakei bắt đầu một chương
mới, một cảnh đời mới đau buồn long đong
Xah Pakei đã ướm hỏi Mưh Rat xin một nắm lúa để rang gạo
làm lương khô đi đường trong khi chàng đã chuẩn bị đầy đủ lương thực cho một
chặng đường dài. Chỉ một nắm thôi trong lòng bàn tay trao và nhận để từ đó ánh
mắt giao duyên, lời nói tâm tình… nhưng Xah Pakei đã phải nhận lãnh sự phủ nhận
đầu tiên. Còn Mưh Rat, nàng cũng e thẹn, giữ gìn khi cũng lần đầu giáp mặt với
chàng trai lạ. Ai lại sỗ sàng như thế khi đáp ứng ngay những yêu cầu của đối
tượng nên nàng đã khôn khéo mời chàng trai xuống nhận lấy cũng là để thử thách
xem chàng có thật lòng?
Nhưng Xah Pakei đã chứng tỏ nam tính của mình với lập
trường: ta đã chủ động cầu xin, nếu nàng đồng ý thì tạm dừng công việc lên bờ
cùng nói chuyện, còn nếu nàng không quan tâm thì việc ai nấy làm, đường ai nấy
đi. Có lẽ Mưh Rat đang chần chừ phân vân, không biết phải xử sự như thế nào cho
thỏa đáng, còn Xah Pakei cũng đang nóng lòng cho chuyến đi xa nên các thuở ban
đầu ấy lại là tiền đề cho một chuyện tình buồn day dứt không nguôi! Chúng ta
tạm bước vào phần hai gọi là diễn đề để theo chân các nhân vật, miền đất…
b. Bắt đầu từ câu 6 đến 8:
– Tiểu đồng giơ cao để khoe những túi hành trang bằng
thổ cẩm có thêu hoa văn quý (bauh asaih, bauh kabai) tiêu biểu của giới quan
quyền quý tộc, cố ý cho nàng Mưh Rat biết gia thế của mình rồi chuẩn bị lên
đường với lời oán trách: vì Mưh Rat mà chuyến đi phải dừng lại vô bổ mất thời
gian, báo hiệu những điềm chẳng lành. Còn Mưh Rat, cô gái chân quê cảm thấy hối
hận, có lỗi và tự vấn mình: không biết lời nói quê mùa, mộc mạc của mình đã làm
buồn lòng chàng trai kia chăng, nàng tự trách mình và cảm thấy rằng cõi lòng
mình bắt đầu nổi sóng!
– Từ câu 9 đến 83: Mưh Rat theo dấu chân Xah Pakei đi
qua những thôn làng, địa bàn sinh hoạt của người Chăm để nói lên lòng mình.
Thái độ Xah Pakei vẫn là thờ ơ hờ hững. Bước ngoặt quan trọng ở câu 80: nàng đi
về bắc, chàng ngược về nam Xah Pakei đã quành voi quay trở lại quê nhà! Vì sao?
Khi đến Palei Rabha Rilauv, đi qua khu rừng mai tình sử, chàng chợt nhớ đến mối
tình của Chế Mân và Huyền Trân mà chạnh lòng. Mối tình cao đẹp tưởng chừng bất
diệt nhưng cũng vẫn chia ly! Hình bóng nàng Mưh Rat tội nghiệp đang lẽo đẽo
theo sau đã ghìm bước chân lãng tử. Phía trước cũng là quê hương những dã là
đất bắc, bao thử thách gian nan đang chờ chực và sẽ ra sao khi nàng Mưh Rat
luôn bám sát bước chân mình. Số phận mình còn chưa biết thế nào nói gì người
khác! Chàng nhớ người thân, đất mẹ và muốn nhìn lại lần cuối cùng và quan trọng
hơn là để nói với Mưh Rat những uẩn khúc lòng mình.
– Từ câu 83 đến 104, từ 105 đến 117: Xah Pakei quay trở
về nhà gặp lại người thân, Mưh Rat lần đường tìm đến nhà và được gia đình Xah
Pakei tiếp đãi tử tế. Hai người đã nói gì với nhau? Không một câu thơ nào ghi
lại và đó là nghệ thuật của tác phẩm. Người đọc có quyền tưởng tượng, hư cấu
những gì mình thích. Nhưng Xah Pakei lại phải ra đi, chàng đi đến một ngôi đền
quê hương để cúng bái khẩn cầu cho bước đường tiếp diễn được thượng lộ bình an,
hoàn thành sứ mệnh và ước nguyện khi trở về và được sánh đôi cùng nàng Mưh Rat.
– Từ câu 117 đến 121: mặc dù can ngăn hết lời nhưng Xah
Pakei vẫn ra đi với sứ mệnh của mình. Ở nhà, nàng Mưh Rat không yên tâm nên
cũng lên đường đi theo. Thời gian và không gian ở đây mang tính giản lược trong
tâm trạng tự tình, than thở… biểu hiện sự bất lực tuyệt vọng!
– Từ câu 125 đến 148: Xah Pakei lâm nạn ở Ia Trang, nàng
Mưh Rat tìm đến nơi nhưng không thấy tung tích, chỉ biết rằng chàng chết ngoài
biển. Nàng than khóc cho số phận mình, số phận người tình và cho duyên phận của
hai người. Tại sao họ không được sống bên nhau, sinh con đẻ cái, tạo lập một
cuộc sống yên vui hạnh phúc?! Sứ mệnh sao trớ trêu để hai người gặp nhau nơi
điểm đến cuối cùng cũng là lúc chia ly vĩnh viễn. Mưh Rat đã oán than trời đất
bất công, cầu cứu Po Inư Nưgar hãy cứu chuộc con cháu và nguyện ý đi tu mong
dứt bỏ khổ đau, đọa đày trần tục! Cuộc rượt đuổi trường kỳ chấm dứt ở đây vì
Xah Pakei đã chết, đoạn đường cũng đã hết. Nàng Mưh Rat đã đi tu hay đã chết,
hay đã theo Xah Pakei trên bước đường nào khác? Dù sao nàng Mưh Rat thánh thiện
chung tình vẫn mãi sống, mãi tồn tại trong tâm hồn chúng ta, thức tỉnh con
người…
Hơc Po Kanai Mưh Rat rabi
Twei mai yơu ni hagait panwơc?
Twei mai yơu ni hagait panwơc?
c. Từ câu 145 đến 149 (hết).
Con người luôn đi tìm sự sống, khát khao được sống. Nàng
đã theo chàng đến nơi nhưng nào gặp người yêu, nào thấy nơi chốn yên bình?! Quê
nàng ở mãi Ma Lâm và nơi đây là khoảng trời xa lạ, bất trắc… Dù sao chàng đã ra
đi vì trách nhiệm dù bất thành nhưng không gì phải hổ thẹn với lương tâm. Chỉ
buồn đau cho mối tình đôi bạn trẻ phải trải qua bao gian truân thử thách vẫn
bất thành, bất hạnh… Hai câu kết đã trả lời, giải mã toàn bộ uẩn khúc, ẩn tình
mà câu chuyện muốn kể:
Bađung phik
cađang hatai
Calah brai rai
yơu ia ralah.
Giá trị văn chương và lý tưởng cuộc sống:
Qua tình tiết, diễn biến câu truyện chúng ta có thể thâu
lượm những ghi nhận sau:
a. Giá trị lịch sử:
– Liệt kê 47 địa danh nơi người Chăm đang sinh sống vào
thời kỳ đó trong vùng Bình Thuận mà ngày nay chỉ còn lại một số ít.
– Vùng đất Phan Rang khu dân cư Chăm không còn!
– Dân tình ly tán, cuộc sống bất an…
– Chế độ mẫu hệ là chủ đạo, những vật dụng sinh hoạt qúy
bằng vàng bạc, những vải vóc thổ cẩm dệt hoa văn phong phú đa dạng được dùng
hằng ngày.
b. Giá trị văn học:
– Những từ ngữ văn học được sử dụng nhuần nhuyễn, điêu
luyện, tinh tế… Bố cục truyện và xây dựng hình tượng nhân vật độc đáo đầy biến
hóa.
– Yếu tố thực mơ, thực hư, thực ảo được vận dụng triệt
để để nói lên thực thực.
– Chủ thể và khách thể lúc thì phân lập khi thì hòa đồng
để minh họa và bổ sung lẫn nhau
c. Giá trị tư tưởng:
– Vẫn tồn tại giới trí thức quan tâm đến sinh hoạt xã
hội, vận mệnh dân tộc…
– Vẫn hiện diện những con người đầy trách nhiệm bản lĩnh
như Xah Pakei và những người con gái đảm đang, nhân hậu thủy chung như Mưh Rat.
– Chấp nhận cuộc sống thực tế dù phũ phàng, nghiệt ngã.
Dấu ấn tinh thần nhân văn của Ariya Glơng Anak in đậm nét.
d. Nhận định riêng và chung:
Chúng ta hãy hình dung một tảng băng trôi. Tâm tình của
Mưh Rat ở phần nổi có thể thấy và của Xah Pakei ở phần chìm phải khám phá. Thái
độ của Mưh Rat ở thể động có thể hiểu và Xah Pakei ở thể tĩnh phải suy diễn.
Xah Pakei phần nào biết được số mệnh của mình còn nàng Mưh Rat thì không, nàng
chỉ linh cảm một điều gì đó không tốt lành để phó mặc cho bản năng người phụ
nữ. Có thể Xah Pakei đã cảm mến ngay Mưh Rat từ thuở ban đầu nhưng sự giằng xé
giữa việc công và tình riêng, đi và ở, cho và nhận đã khiến bước chân chàng
lòng vòng lệch hướng. Chàng vừa yêu nàng, sợ mất nàng nhưng lại không muốn cho
nàng khổ, lòng yêu mà nét mặt phải thờ ơ, muốn ở lại mà cứ phải dứt áo ra đi!
Còn nàng hỡi Mưh Rat; nơi chốn quê mùa không ai đáng mặt cho nàng để ý, nàng có
kiêu căng? Không! Xah Pakei chính là đối tượng mà nàng hằng mơ tưởng trong ký
ức chợt òa vỡ dâng trào. Nàng sẵn sàng đánh đổi tất cả để giúp Xah Pakei hoàn
thành ý nguyện để sau này chung sống trọn đời cùng nhau. Có lãng mạn lắm không
khi nàng mang mặc cảm có lỗi khi Xah Pakei bỏ đi? Và liệu Xah Pakei có tự ái
khi bị nàng chối từ? Độc giả chắc ai cũng cầu mong cho hai người đến với nhau
khi đã quá nhiều trắc trở. Nhưng sự độc đáo là ở đó. Xah Pakei lại ra đi và sự
tìm nhau nơi cõi đời này là không bao giờ chấm dứt! Tác giả đã tái hiện dương
bản nơi Mưh Rat để minh họa phác thảo âm bản nơi Xah Pakei và điều chúng ta
tiếp nhận được nơi mỗi người chỉ là phiên bản được photo lại.
Thay lời kết:
Tôi thường nhiều lần tự hỏi: Ariya Xah Pakei ra đời cách đây hơn hai thế kỷ mà sao
tầm vóc của nó, tư tưởng của nó cao sâu đến thế! Cho đến hôm nay, chưa hẳn đã
có nhiều người đọc và cảm được cái hay đẹp tiềm tàng trong đó chưa nói là sẽ
viết được những tác phẩm ngang tầm! Văn học đang thoái trào rồi chăng? Còn
những tác phẩm khác, ai sẽ đọc, sẽ hiểu như thế nào và có lợi ích gì?! Có thể
người Pháp, Mỹ, các nhà nghiên cứu chuyên nghiệp với những phương tiện khoa học
tiên tiến sẽ đo đạc, phân chất, khai quật… để biết kiến trúc của những di tích
vật thể. Nhưng trong văn học nghệ thuật, ai sẽ giải mã những thông điệp của cha
ông nếu không phải chính chúng ta? Người xưa thường đọc sách vào những đêm thâu
thanh vắng để có thể lĩnh hội trọn vẹn ý nghĩa từng câu văn, trang sách. Người
đọc phải hóa thân vào tâm trạng nhân vật, lùi hồn mình vào quá khứ để cùng vui
buồn với đối tượng và sẵn sàng san sẻ những khổ đau như chính nỗi lòng mình.
Mới ngày nào, những người già còn đàm đạo, tranh luận ý nghĩa từng câu chữ
trong ariya, sakarai, sakavi… nhưng ngày nay giới trẻ chỉ nói về kinh tế, thăng
quan tiến chức, còn văn chương không bỏ vào nồi cơm được! Tôi có đưa cho người
bạn cũ một thời cũng rất yêu văn học Ariya Xah Pakei nhưng anh ta lắc đầu. “Tao còn phải
nghiên cứu giống mới, phân đầu trâu, đầu vào đầu ra, giá cả bấp bênh… không có
thời gian”! Đưa cho mấy thằng em dạy văn họ cũng giả lả: “Chương trình thay đổi
xoành xoạch, phổ cập từng năm, học trò tiếp thu kém đọc bài tham khảo thêm còn
chưa, anh thông cảm”. Dĩ nhiên tôi rất cảm thông với người và tủi thân cho
mình! Dù gì tôi đã học được ở Pakei cách chấp nhận.
Tác phẩm đã dẫn người đọc đi khắp nẻo đường quê hương với đủ tâm trạng vui buồn hờn giận tủi nhục, tiếc nuối thất vọng, hy vọng rồi dẫn đến tuyệt vọng! Nếu chúng ta không hiểu được tâm trạng của Xah Pakei hoặc nỗi lòng của Mưh Rat thì không thể nào tiếp nhận được thông điệp của tác phẩm. Mục đích của hai người là một, là tìm đến một mái ấm gia đình an vui hạnh phúc. Con đường của Xah Pakei là ra đi hoàn thành nợ nước rồi mới vun đắp tình nhà. Con đường của Mưh Rat thì ngược lại, nàng đã níu kéo van xin Xah Pakei ngừng bước vì con đường phía trước là ảo tưởng, không thực. Một bên là lý tưởng xa rời, một bên là thực tế gần kề và mỗi người phải chọn cho mình một hướng đi theo tính cách, nhận thức của riêng mình. Hệ quả của sự dằn vặt nội tâm, bất lực trong hoàn cảnh là sự chia lìa chết chóc. Không phải Xah Pakei không lường được sự việc, chàng có thể thoái thác trách nhiệm. Cũng không phải Mưh Rat không đủ khôn khéo, kiên nhẫn, nàng đã bỏ người thân để theo chàng suốt dặm trường đớn đau. Thời cuộc đã như thế! Tất cả đều đổ vỡ, và số phận của Xah Pakei mà Mưh Rat cũng không ngoại lệ.
Tác phẩm đã dẫn người đọc đi khắp nẻo đường quê hương với đủ tâm trạng vui buồn hờn giận tủi nhục, tiếc nuối thất vọng, hy vọng rồi dẫn đến tuyệt vọng! Nếu chúng ta không hiểu được tâm trạng của Xah Pakei hoặc nỗi lòng của Mưh Rat thì không thể nào tiếp nhận được thông điệp của tác phẩm. Mục đích của hai người là một, là tìm đến một mái ấm gia đình an vui hạnh phúc. Con đường của Xah Pakei là ra đi hoàn thành nợ nước rồi mới vun đắp tình nhà. Con đường của Mưh Rat thì ngược lại, nàng đã níu kéo van xin Xah Pakei ngừng bước vì con đường phía trước là ảo tưởng, không thực. Một bên là lý tưởng xa rời, một bên là thực tế gần kề và mỗi người phải chọn cho mình một hướng đi theo tính cách, nhận thức của riêng mình. Hệ quả của sự dằn vặt nội tâm, bất lực trong hoàn cảnh là sự chia lìa chết chóc. Không phải Xah Pakei không lường được sự việc, chàng có thể thoái thác trách nhiệm. Cũng không phải Mưh Rat không đủ khôn khéo, kiên nhẫn, nàng đã bỏ người thân để theo chàng suốt dặm trường đớn đau. Thời cuộc đã như thế! Tất cả đều đổ vỡ, và số phận của Xah Pakei mà Mưh Rat cũng không ngoại lệ.
Trích từ tuyển tập Tagalau 3
Xem thêm:
Inrasara.com
Văn học Chăm hay vậy mà sao trong chương trình phổ thông không đưa vào một tác phẩm nào nhỉ? Trong khi bộ môn lịch sử thì liên quan rất nhiều đến dân tộc Chăm và những cuộc mở nước của người Việt cổ. Bài viết này rất có giá trị. Bạn cho mình copy về làm tư liệu nhé!
Trả lờiXóa54 dân tộc anh em, trong khi chỉ một dân tộc là cầm trịch thượng diễn đàn - dường như là tất cả các ban ngành ban ạ.
Trả lờiXóaBạn có thể Copy, chắc hôm nào mình Post nguyên trường ca Xah Pakei lên.
Chúc bạn năm mới khỏe mạnh, an lành!