9 thg 1, 2018

Người Cham: Hậu Duệ Của Các Nhà Thống Trị Biển Đông Cổ Đứng Bên Lề Cuộc Tranh Chấp Hàng Hải



Tổ tiên của những người Cham ở Việt Nam đã xây dựng một trong những đế chế lớn ở Đông Nam Á.


Theo National Geographic bởi Adam Bray, 18-6/2014



Tình trạng căng thằng ở Biển Nam Hải hồi tháng trước, khi Trung Quốc triển khai giàn khoan dầu do chính phủ sở hữu trong một khu vực mà Việt Nam đã tuyên bố chủ quyền ở phía nam quần đảo Hoàng Sa.

Những người biểu tình chống Trung Quốc xông vào và đốt cháy các nhà máy Trung Quốc, Đài Loan và Hàn Quốc ở miền nam Việt Nam. Theo báo cáo của các phương tiện truyền thông, có đến 21 người chết trong vụ hỗn loạn, và hơn một trăm người đã bị thương. Hàng ngàn công nhân Trung Quốc đã trốn khỏi Việt Nam.

Các tranh chấp diễn ra quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa, hầu như là nơi không có người ở, và khu vực trung tâm của Biển Đông, nơi nảy sinh các yêu sách chồng chéo giữa Trung Quốc, Việt Nam, Đài Loan, Malaysia, Brunei và Philippines.





Nhưng, tranh chấp giữa Việt Nam và Trung Quốc thu hút sự chú ý nhiều nhất. Cả hai đều liên quan đến các mối quan hệ lịch sử với các hòn đảo, đối với Trung Quốc thì có t triều đại Hán (206 trước CN đến năm 220 sau Công nguyên) , để chứng minh cho yêu sách của mình trong khu vực.

Trong khi đó, tại Việt Nam khoảng 160.000 người dân tộc Cham, tộc người đã từng thống trị Biển Đông trong hơn một thiên niên kỉ, lặng lẽ đứng bên lề cuộc xung đột leo thang.

Hai thế kỷ sau khi quyền lực bị giảm-sút-sau-đó đã chấm dứt do sự đàn áp tàn bạo của Hoàng đế Minh Mạng, với người Cham họ vẫn còn cảnh giác với những tranh chấp như vậy, tình cảnh hiện tại là một sự nhắc nhở về tầm quan trọng mang tính biểu tượng và kinh tế của Biển Đông và về văn hoá Cham, một nền văn hóa từng giàu có bằng thương mại trên biển Đông.

Vương Quốc Champa

Trong nhiều thế kỷ, biển Đông được các nhà hàng hải trên khắp châu Á biết đến như là Biển Champa, được đặt tên theo tên đế chế vĩ đại kiểm soát toàn bộ miền trung Việt Nam, từ biên giới phía bắc của tỉnh Quảng Bình ngày nay cho đến gần biên giới phía Nam của tỉnh Bình Thuận.

Vào thời kì đỉnh cao của đế chế Champa, từ khoảng thế kỉ thứ 6 đến thế kỷ 15, các vương quốc khác nhau của Champa, đã được trị bởi các hoàng gia theo vùng, bao gồm cả phần lớn phía đông của Campuchia và Lào.

Các đồ tạo tác lâu đời nhất của nền văn minh Cham – gạch, đá sa thạch, và đồ gốm được tìm thấy ở Trà Kiều ở tỉnh Quảng Nam – có t thế kỉ thứ hai.

Một di sản Champa đáng chú ý là các tháp Cham được làm bằng gạch đỏ, tháp lâu đời nhất được tìm thấy vào thế kỉ thứ 7 và thứ 8. Thánh địa Mỹ Sơn, gần Hội An, được bảo tồn như một di sản thế giới của UNESCO, có đến gần 70 công trình riêng biệt.

Các nhà khảo cổ đã xác định được một số thành lũy Cham và khoảng 25 ngôi đền (mỗi điểm có số lượng tháp khác nhau) vẫn còn nằm dọc theo bờ biển của Việt Nam. Các cuộc thăm dò gần đây cho thấy hàng trăm điểm đổ nát có thể dẫn các con sông  vào Tây Nguyên và xa hơn nữa đến phía đông của Campuchia và Lào.

Nhng bằng chứng sâu rộng

Các vị tổ tiên nói tiếng Malayo-Polynesian của người Cham được cho là đã đến Việt Nam bằng đường biển từ Borneo. Hầu hết các học giả đều tin rằng người Cham là hậu duệ của Sa Huỳnh, người đã chiếm cùng một khu vực từ khoảng 1000 TC. đến thế kỉ thứ hai sau CN, khi văn hoá Cham bắt đầu phát triển.

Những di tích của Sa Huỳnh được tìm thấy các nơi xa như Đài Loan, Philippines, và Malaysia, đã chỉ ra rằng người dân đi thuyền, buôn bán và định cư xung quanh Biển Champapa.

Sa Huỳnh trang điểm cho người chết bằng đá mã não, đá carnelian và hạt thủy tinh từ Ấn Độ và Iran, cũng như bằng những hạt vàng và thủy tinh quý hiếm từ Địa Trung Hải - có thể tất cả đều được giao dịch bằng đường biển - và chôn vùi những thân xác trong những chiếc bình bằng đất sét lớn.

Những hoa tai lộng lẫy được chôn cất mang phong cách gồm một thanh treo đầu động vật có sừng ở cả hai đầu. Hoa tai thường được làm bằng thủy tinh, đá quý hoặc ngọc bích từ Đài Loan.

Các cuộc khai quật gần đây đã khám phá ra rằng những bằng chứng về các di tích được chôn cất Sa Huỳnh (và di tích Cham) không chỉ có ở các đảo chính của Việt Nam và các hòn đảo ngoài khơi như Phú Quý mà còn nằm trên các đảo Hoàng Sa và Trường Sa – vùng bình địa trong khu vực tranh chấp ngày nay.

Tầm Ảnh Hưởng Của Champa

Người Cham từng có một mạng lưới thương mại khổng lồ với các tuyến đường mở rộng đến đông bắc Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản và về phía nam đến Malaysia và Indonesia.

Sự giàu có của họ - vàng bạc, đá quý, gia vị, trầm hương, động vật quý hiếm và nô lệ - đã nổi tiếng khắp vùng Ấn Độ, Trung Đông, và thậm chí là vùng xa nhất của Bắc Phi.

Trong thời kì vàng son của Champa, một nhà địa lí Hồi giáo đã viết rằng các hòn đảo này đã sản xuất ngà voi, long não, hạt nhục đậu khấu, cây đinh hương, trầm hương, bạch quả, và các thkhác.

Các vụ đắm tàu là bằng chứng về thương mại giữa Champa và Philippines thông qua quần đảo Trường Sa. Một chiếc tàu - xác tàu Pandanan, đã được tìm thấy trên đảo Palawan của Philippines - được cho là đã rời bờ Biển Champa vào khoảng năm 1450 và 1470, mang những đồ gốm màu xanh lục được làm từ vương quốc Vijaya của Cham.

Năm 1997, chính quyền Philippines đã cứu một con tàu hàng trăm năm tuổi trên đảo Thitu thuộc Trường Sa chứa khoảng một nghìn đồ chạm khắc bằng đá granit dường như là có từ các địa điểm không rõ của Champa.

Nhiều hòn đảo sinh sống ở phía tây của Biển Champa cổ đã tạo các cộng đồng Cham. Các tàn tích tháp Cham, đồ gốm, đồ trang sức, gạch đã được tìm thấy ở Phú Quý. Người dân trong vùng ngày nay, mặc dù được coi là người dân tộc thiểu số Việt Nam, nói một phương ngữ khác với người miền Nam, và nghề thủ công và văn hoá của họ lại giống người Cham hơn người Việt Nam.

Xa hơn về phía bắc, các hòn đảo Lý Sơn và Cham cũng là những vệ tinh lớn của Cham.

SPha Trộn Niềm Tin

Người Cham bắt đầu tiếp thu Ấn Độ giáo tsớm, có khả năng đã được chuyển đổi bởi các thương gia Ấn Độ, và pha trộn nó với niềm tin truyền thống của họ. Hindu Cham được gọi là Balamôn.

Trước khi kết thúc thiên niên kỉ đầu tiên, các thương gia Hồi giáo đã giới thiệu Hồi giáo, và gingười Hồi giáo Cham được biết đến với tên gọi người Bani (chỉ người Cham theo Đạo Hồi).

Ngay từ năm 986, các tài liệu của Trung Quốc đã đề cập đến các cộng đồng trên đảo Hải Nam gồm những người Hồi giáo Cham, hậu duệ của họ ngày nay là người Utsul.

Ngoài các hoạt động Hồi giáo và Hindu riêng biệt, người Balamon và Bani đều thờ cúng tổ tiên, các vị vua và các vị thần Cham. Người Bani, và một số người Balamôn, tiến hành lễ, một biến thể của lễ Ramadan, gọi là Ramawan.

Những Tàn PCủa Chiến Tranh

Đế chế Champa là đối thủ chính của Đế quốc Khmer, ở Cam-pu-chia, và Đại Việt, một vương quốc Việt Nam ở phía bắc. Cuộc xung đột của Champa với Đại Việt dường như đã bắt đầu vào cuối thế kỷ thứ mười, khi người Việt Nam nam tiến vào Vương quốc Cham Vijaya (ngày nay là Quy Nhơn).

Những bức tượng chạm nổi ở một ngôi đền ở Angkor miêu tả một trận đánh hải quân sử thi giữa Khmer và Champa vào thế kỉ 12. Hải quân Cham không có đối thủ, nhưng trên mặt đất người Cham lại phải chịu đựng nhiều thất bại tốn kém.

Cuộc xung đột về lãnh thổ tiếp tục cho đến năm 1471, khi Vijaya cuối cùng bị thu giữ, và vào giữa những năm 1600, đế chế Champa bị giảm sút thành vương quốc Panduranga (nay là Ninh Thuận và Bình Thuận), nơi mà hầu hết con cháu Cham của Việt Nam sống ngày nay. Do đó, có một cộng đồng Cham đã di cư sang Campuchia, Hải Nam, Philippines và Malaysia.

Năm 1832, Hoàng đế Minh Mạng bắt đầu đè bẹp các dấu tích cuối cùng của nền tự trị Cham và đóng dấu văn hóa, đốt làng Cham và đất nông nghiệp và phá hủy các đền thờ cổ. Nhiều người Cham đã trốn sang Cam-pu-chia, ngày nay nơi con cháu họ đã ở với số lượng hàng trăm ngàn.

Một Nền Văn Hoá Đồ Sộ Nhưng Bị Đe Doạ

Bằng chứng vật lí về văn hoá Cham ở Việt Nam đang biến mất. Tại tỉnh Bình Thuận và các nơi khác, các ngôi đền Cham và ngôi mộ cổ bị xâm chiếm bởi các cánh đồng lúa, rừng rậm và các trang trại nuôi tôm. Tại tỉnh Quảng Ngãi, các ngôi đền đã bị hư hỏng hoặc bị phá hủy do khai thác sỏi.

Người Việt Nam tiếp tục xây dựng các đền thờ Phật giáo trên những tàn tích của các di tích tôn giáo Cham và sử dụng gạch từ các thành Cham để xây nhà của họ.

Các tộc người miền núi di chuyển từ xa phía Bắc của Việt Nam hiện đang sống ở thủ đô cuối cùng của Champa, Sông Lũy, bị đưa xuống trong quá trình thanh trừng của vua Minh Mang. Không có đề cập nào đến Sông Lũy trong sách lịch sử Việt Nam, và nó bị bỏ qua trong các tài liệu du lịch chính thức, mặc dù gần với khu nghỉ mát lớn nhất của nước này, ở Mũi Né.

Hội An là thành phố cảng nổi tiếng nhất của Việt Nam. Tuy nhiên, lịch sử phổ biến và những tờ thông tin về du lịch ngày nay lại bỏ bê tới gốc rễ Cham của nó.

Người Cham nổi tiếng với hàng dệt may, dệt bằng tay trên khung dệt. Vải của họ được xuất khẩu (và thường được bắt chước), sau đó được chuyển thành hàng hoá địa phương và bán tại các thị trường du lịch của các bộ lạc địa phương ở các thành phố như Louangphabang (Lào), Siem Reap (Campuchia), Chiang Mai (Thái Lan) và, gần hơn Việt Nam, Sa Pa.

Sau khi Việt Nam chinh phục các vương quốc Champa, họ thường chọn nhạc sĩ của Cham, phong cách của họ đã có ảnh hưởng đáng kể đến nhã nhạc Việt Nam. Ngày nay, hầu hết các khu nghỉ dưỡng và nhà hàng lớn đều có các nghệ sỹ Cham làm việc (mặc dù chỉ có hai gia đình còn lại, những người tạo ra các nhạc cụ Cham truyền thống - trống bằng gỗ và nhạc cụ bằng gỗ như kèn Clarinet).

Người Cham là một trong số ít người dân tộc thiểu số ở Đông Dương đã phát triển hệ thống ch viết riêng dựa trên tiếng Phạn. Rất ít người Cham vẫn có thể đọc và viết được tiếng mẹ đẻ của mình, và ngôn ngữ nói cũng có nguy cơ bị khai t, bởi vì chính sách của chính phủ yêu cầu sử dụng tiếng Việt trong trường học, thương mại và các hoạt động công cộng.

Điều kiện sống của người Cham thường thấp hơn những người ở các làng dân tộc thiểu số ở Việt Nam. Những ngôi nhà được làm bằng bùn với những vách đá sụp đổ là phổ biến, và hầu hết người Cham không có nước máy, huống hồ gì là nói đến điện lạnh. Điện thì không liên tục.


Chính phủ Việt Nam không còn cho phép người Cham chết mà để nằm trong nhà vài tuần trước khi chôn cất. Một số người Cham tiến hành"chôn cất lần thứ hai", bao gồm việc khai quật xương cốt vào dịp tưởng niệm ngày chết của ai đó và làm một bữa tiệc cho bạn bè, gia đình và hàng xóm bằng những lời cầu nguyện, nhạc lớn và lễ nghi tôn giáo.

Những SNhạy Cảm Chính Trị

Bằng chứng rõ ràng và lâu dài về ảnh hưởng của Cham đối với Biển Đông là tại sao bây giờ Việt Nam lại không sử dụng căn cứ về lịch sử Champa để củng cố cho các yêu sách lãnh thổ của mình trong khu vực?

Mối quan hệ giữa chính quyền Hà Nội và các dân tộc thiểu số rất nhạy cảm. Trong năm 2001 và 2004, các cuộc biểu tình nhân quyền của tộc người miền núi dẫn đến tử hình và án tù chung thân. Một thời gian sau đó, Tây Nguyên cấm những người nước ngoài.

Các cuộc biểu tình lẻ tẻ và bạo loạn ở quy mô nhỏ hơn vẫn xảy ra, và các cáo buộc về vi phạm nhân quyền của chính phủ vẫn phổ biến ở các khu vực thiểu số.

Mặc dù là công dân Việt Nam đầy đủ, người Cham vẫn là những người bị chinh phục. Nếu họ tự đặt ra vấn đề chủ quyền lịch sử của Champa đối với Biển Đông, từ đó sẽ đặt câu hỏi về quyền tự trị bị mất của họ trong mảnh đất của mình, điều này có thể sẽ gây phiền hà cho chính phủ Việt Nam.

Người Cham và cả chính phủ Việt Nam đều không muốn làm đảo lộn sự cân bằng hiện tại.

Đôi nét về tác giả:
Adam Bray đã đóng góp gần 40 cuốn sách về du lịch ở Đông Nam Á. Ông là cựu cư dân Phan Thiết, Việt Nam, nơi ông học văn hoá và lịch sử Cham,, học đọc và viết chữ Cham hiện đại. Anh đã tìm và khám phá nhiều di tích của người Cham.

Link bài viết:


Ánh Hiền dịch


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

thach.michelia@gmail.com