“Trong suốt 5 thế kỷ qua kể từ ấn bản đầu tiên, Utopia vẫn được cả thế giới tìm đọc – bất kì lúc nào và ở đâu, nó cũng làm cho người đọc phải giật mình, xúc động, và bâng khuâng suy ngẫm về nhân tình thế thái. Nó nhắc nhở, bàn luận, phân tích, giải thích, gợi ý... về tất cả những vấn đề mà tôi và bạn vẫn quan tâm và đối mặt hàng ngày, từ chuyện trộm cắp nghiện ngập đĩ điếm nghèo khổ tham nhũng cho đến chuyện trách nhiệm của người trí thức, chuyện trọng dụng nhân tài, và tư chất của những người cầm cân nẩy mực trong xã hội. Nó bàn đến thế nào là khoái lạc, là hạnh phúc, cái gì là đáng quý, cái gì không. Nó lột trần những giả nguỵ của luật pháp hiện hành, những cái thậm vô lí của thói thường.” (Trích "Lời giới thiệu" của dịch giả Trịnh Lữ).
Lời người dịch
Bạn đang tự hỏi: đây là sách gì vậy? Không thấy đề là tiểu thuyết, cũng chẳng phải sách lịch sử, triết học, ngụ ngôn, du ký, ma quỷ... Mà tác giả lại là một vị thánh tử vì đạo rất xa lạ nữa chứ. Có đáng đọc không đây?
Hãy bình tĩnh một chút, bạn đang cầm trên tay một cuốn sách độc nhất vô nhị trên thế giới này đấy. Và đọc nó rồi, thể nào bạn cũng phải bàn tán về nó, tranh cãi về nó, cười bò ra vì nó, nổi giận với nó, cười nhạo nó, bâng khuâng buồn bã vì nó, và cảm thấy rằng – tôi hi vọng thế – cuộc hành trình đi tìm hạnh phúc của chúng ta vẫn còn có hi vọng đến đích.
Nhẽ ra chỉ cần nói thể là đủ. Nhưng có lẽ bạn cũng thắc mắc không biết cuốn sách đã ra đời như thế nào? Tại sao tôi lại chọn dịch nó vào lúc này? Và rốt cuộc thì nó nói chuyện gì?
Về điểm thứ nhất, tôi thấy không cần có một đoạn dài dòng về bối cảnh lịch sử và xã hội của tác phẩm ở đây. Một là nó rất dễ chán. Mà hai là khi đọc vào chuyện, bạn sẽ có các thông tin này qua những chú thích cụ thể, đúng lúc, đúng chỗ, và sẽ thấy bối cảnh của cuốn sách hiện dần lên, sinh động và thú vị hơn nhiều.
Về chuyện tại sao tôi lại chọn dịch Utopia, thì phải xin phép được dài dòng một tí như sau:
Những năm đầu của thập kỷ 70 thuộc thế kỷ trước, tôi đang làm cho chương trình tiếng Anh của Đài Tiếng nói Việt Nam. Mỗi tháng chúng tôi nhận được khoảng bốn đến năm trăm bức thư của các thính giả Âu Mỹ. Rất nhiều người trong số này thuộc thế hệ thanh niên Mỹ phản đối cuộc chiến tại Việt Nam, và tự nhận là nhân tố của một cuộc cách mạng mới đang biến nước Mỹ tư bản chủ nghĩa thành một vườn địa đàng trong đó tư hữu sẽ bị tiêu diệt và mọi người sẽ sống với nhau như anh em, chỉ còn tình yêu, không còn lòng tham và đố kỵ. Những bức thư ấy thường nhắc đến một cuốn sách được coi là bản tuyên ngôn cách mạng của thế hệ sinh viên Mỹ lúc bấy giờ, là cuốn The Greening of America (Làm xanh đất Mỹ) của một giáo sư luật tại trường Đại học Yale là ông Charles Reich, xuất bản lần đầu vào năm 1970. Tôi đã được đọc nó. Cuốn sách tuyên bố tuổi trẻ Mỹ đã tiến hoá lên một lương tri mới, hết mặc cảm và lo âu, không phán xét, không cạnh tranh, không sống vì vật chất, đầy lòng cảm thông, trung thực, không lừa mị, không hung hăng, vì cộng đồng, và không màng gì đến địa vị và sự nghiệp. Lương tri mới mẻ ấy đang nở rộ như hoa tươi đâm lên từ hè phố, và hứa hẹn “một lí trí cao cấp hơn, một cộng đồng nhân bản hơn, và một cá nhân mới tự do hơn. Tạo tác cuối cùng của nó sẽ là cái đẹp và cái lành mạnh mới mẻ tồn trường – tái tạo lại mối quan hệ của con người với chính mình, với mọi người, xã hội, thiên nhiên và đất đai.”
Hồi mới đọc nó, tôi chưa biết nước Mỹ là thế nào, và lấy làm nghi ngờ lắm. Tại sao thanh niên Mỹ lại say mê chính những gì mà chúng tôi đang được giáo dục thời bấy giờ? Rõ ràng là họ chưa biết đến mặt trái của tấm huy chương. Nhưng niềm say mê ấy là có thực. Vừa ra đời, cuốn sách đó đã bán được hàng triệu bản, được đăng tải nhiều kỳ trên tạp chí New Yorker, và được các nhà trí thức hàng đầu của nước Mỹ luận bàn sôi nổi trong hàng chục bài báo đăng liên tiếp trên tờ New York Times. Năm 1995, nó vẫn được tái bản trang trọng để kỷ niệm 25 năm ngày ra đời của mình. Và người ta gọi nó là một Utopia của thời hiện tại. Một lần nữa, ước vọng lại trở thành không tưởng.
Cũng trong những năm 1970 ấy, tôi được chị Linda Mearing, một đảng viên cộng sản từ Úc sang giúp chúng tôi biên tập bài vở hàng ngày tại đài phát thanh, tặng một cuốn Utopia. Cuốn sách đầy những gạch chân, những câu cảm thán, những dấu chấm than và dấu hỏi bằng bút chì của chị. Đang nghi ngờ The Greening of America, tôi cố đọc Utopia mà chẳng có chữ nào vào đầu, đành cất nó vào một chỗ.
Sau chiến tranh, công việc phát thanh tiếng Anh buồn tẻ dần, tuổi trẻ qua đi, số phận đưa tôi rời xa quê hương, xa chính bản thân mình, để gần 20 năm sau lại đem tôi trở về với tất cả. Một đêm gió bấc mưa rơi tí tách đầu xuân năm nay - 2005, tôi tình cờ thấy lại cuốn Utopia nhỏ bé trong đống sách cũ lăn lóc của mình. Tôi giở từng trang giấy ngả vàng, và cảm thấy như tìm lại được một cuốn nhật ký đã bị quên lãng từ lâu. Khi tôi đọc hết cuốn sách thì đồng hồ chỉ 3 giờ sáng. Tôi ngồi dậy, tắt đèn, lòng xốn xang. Những chuyện đã qua hiện lại trong đầu như một cuốn phim câm lộn xộn. Rồi tôi lại bật đèn, giở lại cuốn sách vẫn còn nguyên lần bọc bằng giấy nilông dán băng dính, nhìn lại những nét bút chì của người bạn cộng sản xưa, và bỗng bồi hồi thấy như mình đang bắt đầu xanh trở lại với những hi vọng và niềm tin ngỡ như đã lụi tàn từ lâu. Phải, The Greening of America đã bắt rễ từ Utopia. Ước mơ hôm nay đã có trong lòng nhân loại ngay từ thuở nó bắt đầu bị lòng tham cám dỗ. Nhưng chính thế mà ta không thể tuyệt vọng. Khi con người còn tiếp tục mơ ước về một thế giới tốt đẹp hơn, thì nó còn có cơ hội vượt qua được chính mình. Và quả tình, tôi rất mong được chia sẻ niềm hi vọng này với mọi người.
Đấy, chính vì thế mà tôi dịch Utopia, sau khi từ chối đề nghị dịch một kiệt tác văn chương buồn thảm của Nhật Bản. Ta buồn thảm nhiều rồi, cần cái gì tích cực và có hi vọng hơn, và hi vọng ấy càng ngây thơ càng đẹp và càng đáng trân trọng.
Trong suốt 5 thế kỷ qua kể từ ấn bản đầu tiên, Utopia vẫn được cả thế giới tìm đọc – bất kì lúc nào và ở đâu, nó cũng làm cho người đọc phải giật mình, xúc động, và bâng khuâng suy ngẫm về nhân tình thế thái. Nó nhắc nhở, bàn luận, phân tích, giải thích, gợi ý... về tất cả những vấn đề mà tôi và bạn vẫn quan tâm và đối mặt hàng ngày, từ chuyện trộm cắp nghiện ngập đĩ điếm nghèo khổ tham nhũng cho đến chuyện trách nhiệm của người trí thức, chuyện trọng dụng nhân tài, và tư chất của những người cầm cân nẩy mực trong xã hội. Nó bàn đến thế nào là khoái lạc, là hạnh phúc, cái gì là đáng quý, cái gì không. Nó lột trần những giả nguỵ của luật pháp hiện hành, những cái thậm vô lí của thói thường. Giải pháp tín ngưỡng của nó thật đáng kinh ngạc và rất đáng được cổ vũ trong thế giới khủng bố hiện nay. Nó thiết kế một chế độ chính trị và xã hội mà nó tin rằng sẽ giúp cho con người được no ấm và hạnh phúc. Và nó khẳng định rằng con người chính là rào cản của chính mình, bắt nguồn từ lòng ngạo mạn, ý thích được hơn người, được coi là quan trọng, vốn bắt rễ rất sâu trong mỗi cá nhân. Những giải pháp cho mọi vấn nạn nhân gian trong Utopia có thể là ngây thơ, là không tưởng, nhưng những ước mơ và nền tảng tư tưởng của nó thật sự làm kinh ngạc và xúc động lòng người. Thế giới phương Tây gọi nó là “cuốn sách nhỏ vĩ đại”. Chữ Utopia đã trở thành một danh từ trong ngôn ngữ của rất nhiều nước trên thế giới, đứng tên cho cái mơ ước và cũng là niềm thất vọng triền miên của nhân loại trên con đường tự hoàn thiện mình.
Hình thức văn chương của Utopia cũng rất đặc biệt. Thomas More biết rằng những phê phán hiện thực và tư tưởng mới lạ của ông sẽ bị trừng trị thẳng tay, nên ông đã dùng hình thức lấy những sự kiện và con người có thật làm bối cảnh cho một câu chuyện có vẻ không tưởng, trong đó tất cả tên người, chức danh và địa danh đều do ông tạo ra từ gốc ngôn ngữ Hi Lạp và đều có nghĩa là không có thật, là tưởng tượng. Và để cuốn sách được phổ biến rộng rãi hơn trong thế giới phương Tây lúc bấy giờ, ông đã viết nó bằng tiếng Latin. Hình thức này đã khiến cho Utopia vừa có không khí hấp dẫn bay bổng của một cuốn sách du kí, vừa mang giọng điệu học thuật chắc nịch và nghiêm túc của một công trình nghiên cứu cổ điển. Quả thực, cấu trúc và lối viết của Utopia thành công đến mức nó đã khởi đầu cho một thể loại văn chương rất phát triển trong những thế kỷ tiếp theo, mà nổi tiếng và gây tranh cãi nhiều nhất là những cuốn Tân Atlantis (1626) của Bacon, Gulliver du ký (1726) của Jonathan Swift, Tân thế giới dũng cảm (1932) của Aldous Huxley, và cuốn Năm một nghìn chín trăm tám mươi tư (1949) của George Orwell. Cho đến nay, vẫn có nhiều nhà khoa học tin rằng Tân Atlantis là câu chuyện có thật, và vẫn cất công tìm kiếm dấu vết của đảo quốc bí hiểm đó. Còn cuốn sách của Orwell thì đã trở thành gần như một tiên tri xác thực.
Còn cuốn Utopia này hay đến đâu thì bạn phải tự đọc mới biết được.
Bản tiếng Anh mà tôi dùng để dịch đã có nhiều chú thích sẵn rồi, nhưng khi gặp những chi tiết vốn chỉ hiển nhiên với người đọc phương Tây có học vấn về lịch sử và văn hoá cổ đại, tôi vẫn cố tra cứu để chú thích thêm cho bạn đọc Việt Nam. Những chú thích thêm của tôi có đánh dấu (ND). Nếu chúng có sai sót gì thì trách nhiệm hoàn toàn là của tôi, và rất mong được bạn đọc chỉ giáo.
Lời không thể hết được ý, chỉ mong bản dịch này sẽ phần nào làm được cái việc mà tác giả của Utopia mong muốn, tức là “lấy giọng cười ngông mà bàn ra chân lí” vậy.
Trịnh Lữ
Hà Nội, Xuân 2005
Hãy bình tĩnh một chút, bạn đang cầm trên tay một cuốn sách độc nhất vô nhị trên thế giới này đấy. Và đọc nó rồi, thể nào bạn cũng phải bàn tán về nó, tranh cãi về nó, cười bò ra vì nó, nổi giận với nó, cười nhạo nó, bâng khuâng buồn bã vì nó, và cảm thấy rằng – tôi hi vọng thế – cuộc hành trình đi tìm hạnh phúc của chúng ta vẫn còn có hi vọng đến đích.
Nhẽ ra chỉ cần nói thể là đủ. Nhưng có lẽ bạn cũng thắc mắc không biết cuốn sách đã ra đời như thế nào? Tại sao tôi lại chọn dịch nó vào lúc này? Và rốt cuộc thì nó nói chuyện gì?
Về điểm thứ nhất, tôi thấy không cần có một đoạn dài dòng về bối cảnh lịch sử và xã hội của tác phẩm ở đây. Một là nó rất dễ chán. Mà hai là khi đọc vào chuyện, bạn sẽ có các thông tin này qua những chú thích cụ thể, đúng lúc, đúng chỗ, và sẽ thấy bối cảnh của cuốn sách hiện dần lên, sinh động và thú vị hơn nhiều.
Về chuyện tại sao tôi lại chọn dịch Utopia, thì phải xin phép được dài dòng một tí như sau:
Những năm đầu của thập kỷ 70 thuộc thế kỷ trước, tôi đang làm cho chương trình tiếng Anh của Đài Tiếng nói Việt Nam. Mỗi tháng chúng tôi nhận được khoảng bốn đến năm trăm bức thư của các thính giả Âu Mỹ. Rất nhiều người trong số này thuộc thế hệ thanh niên Mỹ phản đối cuộc chiến tại Việt Nam, và tự nhận là nhân tố của một cuộc cách mạng mới đang biến nước Mỹ tư bản chủ nghĩa thành một vườn địa đàng trong đó tư hữu sẽ bị tiêu diệt và mọi người sẽ sống với nhau như anh em, chỉ còn tình yêu, không còn lòng tham và đố kỵ. Những bức thư ấy thường nhắc đến một cuốn sách được coi là bản tuyên ngôn cách mạng của thế hệ sinh viên Mỹ lúc bấy giờ, là cuốn The Greening of America (Làm xanh đất Mỹ) của một giáo sư luật tại trường Đại học Yale là ông Charles Reich, xuất bản lần đầu vào năm 1970. Tôi đã được đọc nó. Cuốn sách tuyên bố tuổi trẻ Mỹ đã tiến hoá lên một lương tri mới, hết mặc cảm và lo âu, không phán xét, không cạnh tranh, không sống vì vật chất, đầy lòng cảm thông, trung thực, không lừa mị, không hung hăng, vì cộng đồng, và không màng gì đến địa vị và sự nghiệp. Lương tri mới mẻ ấy đang nở rộ như hoa tươi đâm lên từ hè phố, và hứa hẹn “một lí trí cao cấp hơn, một cộng đồng nhân bản hơn, và một cá nhân mới tự do hơn. Tạo tác cuối cùng của nó sẽ là cái đẹp và cái lành mạnh mới mẻ tồn trường – tái tạo lại mối quan hệ của con người với chính mình, với mọi người, xã hội, thiên nhiên và đất đai.”
Hồi mới đọc nó, tôi chưa biết nước Mỹ là thế nào, và lấy làm nghi ngờ lắm. Tại sao thanh niên Mỹ lại say mê chính những gì mà chúng tôi đang được giáo dục thời bấy giờ? Rõ ràng là họ chưa biết đến mặt trái của tấm huy chương. Nhưng niềm say mê ấy là có thực. Vừa ra đời, cuốn sách đó đã bán được hàng triệu bản, được đăng tải nhiều kỳ trên tạp chí New Yorker, và được các nhà trí thức hàng đầu của nước Mỹ luận bàn sôi nổi trong hàng chục bài báo đăng liên tiếp trên tờ New York Times. Năm 1995, nó vẫn được tái bản trang trọng để kỷ niệm 25 năm ngày ra đời của mình. Và người ta gọi nó là một Utopia của thời hiện tại. Một lần nữa, ước vọng lại trở thành không tưởng.
Cũng trong những năm 1970 ấy, tôi được chị Linda Mearing, một đảng viên cộng sản từ Úc sang giúp chúng tôi biên tập bài vở hàng ngày tại đài phát thanh, tặng một cuốn Utopia. Cuốn sách đầy những gạch chân, những câu cảm thán, những dấu chấm than và dấu hỏi bằng bút chì của chị. Đang nghi ngờ The Greening of America, tôi cố đọc Utopia mà chẳng có chữ nào vào đầu, đành cất nó vào một chỗ.
Sau chiến tranh, công việc phát thanh tiếng Anh buồn tẻ dần, tuổi trẻ qua đi, số phận đưa tôi rời xa quê hương, xa chính bản thân mình, để gần 20 năm sau lại đem tôi trở về với tất cả. Một đêm gió bấc mưa rơi tí tách đầu xuân năm nay - 2005, tôi tình cờ thấy lại cuốn Utopia nhỏ bé trong đống sách cũ lăn lóc của mình. Tôi giở từng trang giấy ngả vàng, và cảm thấy như tìm lại được một cuốn nhật ký đã bị quên lãng từ lâu. Khi tôi đọc hết cuốn sách thì đồng hồ chỉ 3 giờ sáng. Tôi ngồi dậy, tắt đèn, lòng xốn xang. Những chuyện đã qua hiện lại trong đầu như một cuốn phim câm lộn xộn. Rồi tôi lại bật đèn, giở lại cuốn sách vẫn còn nguyên lần bọc bằng giấy nilông dán băng dính, nhìn lại những nét bút chì của người bạn cộng sản xưa, và bỗng bồi hồi thấy như mình đang bắt đầu xanh trở lại với những hi vọng và niềm tin ngỡ như đã lụi tàn từ lâu. Phải, The Greening of America đã bắt rễ từ Utopia. Ước mơ hôm nay đã có trong lòng nhân loại ngay từ thuở nó bắt đầu bị lòng tham cám dỗ. Nhưng chính thế mà ta không thể tuyệt vọng. Khi con người còn tiếp tục mơ ước về một thế giới tốt đẹp hơn, thì nó còn có cơ hội vượt qua được chính mình. Và quả tình, tôi rất mong được chia sẻ niềm hi vọng này với mọi người.
Đấy, chính vì thế mà tôi dịch Utopia, sau khi từ chối đề nghị dịch một kiệt tác văn chương buồn thảm của Nhật Bản. Ta buồn thảm nhiều rồi, cần cái gì tích cực và có hi vọng hơn, và hi vọng ấy càng ngây thơ càng đẹp và càng đáng trân trọng.
Trong suốt 5 thế kỷ qua kể từ ấn bản đầu tiên, Utopia vẫn được cả thế giới tìm đọc – bất kì lúc nào và ở đâu, nó cũng làm cho người đọc phải giật mình, xúc động, và bâng khuâng suy ngẫm về nhân tình thế thái. Nó nhắc nhở, bàn luận, phân tích, giải thích, gợi ý... về tất cả những vấn đề mà tôi và bạn vẫn quan tâm và đối mặt hàng ngày, từ chuyện trộm cắp nghiện ngập đĩ điếm nghèo khổ tham nhũng cho đến chuyện trách nhiệm của người trí thức, chuyện trọng dụng nhân tài, và tư chất của những người cầm cân nẩy mực trong xã hội. Nó bàn đến thế nào là khoái lạc, là hạnh phúc, cái gì là đáng quý, cái gì không. Nó lột trần những giả nguỵ của luật pháp hiện hành, những cái thậm vô lí của thói thường. Giải pháp tín ngưỡng của nó thật đáng kinh ngạc và rất đáng được cổ vũ trong thế giới khủng bố hiện nay. Nó thiết kế một chế độ chính trị và xã hội mà nó tin rằng sẽ giúp cho con người được no ấm và hạnh phúc. Và nó khẳng định rằng con người chính là rào cản của chính mình, bắt nguồn từ lòng ngạo mạn, ý thích được hơn người, được coi là quan trọng, vốn bắt rễ rất sâu trong mỗi cá nhân. Những giải pháp cho mọi vấn nạn nhân gian trong Utopia có thể là ngây thơ, là không tưởng, nhưng những ước mơ và nền tảng tư tưởng của nó thật sự làm kinh ngạc và xúc động lòng người. Thế giới phương Tây gọi nó là “cuốn sách nhỏ vĩ đại”. Chữ Utopia đã trở thành một danh từ trong ngôn ngữ của rất nhiều nước trên thế giới, đứng tên cho cái mơ ước và cũng là niềm thất vọng triền miên của nhân loại trên con đường tự hoàn thiện mình.
Hình thức văn chương của Utopia cũng rất đặc biệt. Thomas More biết rằng những phê phán hiện thực và tư tưởng mới lạ của ông sẽ bị trừng trị thẳng tay, nên ông đã dùng hình thức lấy những sự kiện và con người có thật làm bối cảnh cho một câu chuyện có vẻ không tưởng, trong đó tất cả tên người, chức danh và địa danh đều do ông tạo ra từ gốc ngôn ngữ Hi Lạp và đều có nghĩa là không có thật, là tưởng tượng. Và để cuốn sách được phổ biến rộng rãi hơn trong thế giới phương Tây lúc bấy giờ, ông đã viết nó bằng tiếng Latin. Hình thức này đã khiến cho Utopia vừa có không khí hấp dẫn bay bổng của một cuốn sách du kí, vừa mang giọng điệu học thuật chắc nịch và nghiêm túc của một công trình nghiên cứu cổ điển. Quả thực, cấu trúc và lối viết của Utopia thành công đến mức nó đã khởi đầu cho một thể loại văn chương rất phát triển trong những thế kỷ tiếp theo, mà nổi tiếng và gây tranh cãi nhiều nhất là những cuốn Tân Atlantis (1626) của Bacon, Gulliver du ký (1726) của Jonathan Swift, Tân thế giới dũng cảm (1932) của Aldous Huxley, và cuốn Năm một nghìn chín trăm tám mươi tư (1949) của George Orwell. Cho đến nay, vẫn có nhiều nhà khoa học tin rằng Tân Atlantis là câu chuyện có thật, và vẫn cất công tìm kiếm dấu vết của đảo quốc bí hiểm đó. Còn cuốn sách của Orwell thì đã trở thành gần như một tiên tri xác thực.
Còn cuốn Utopia này hay đến đâu thì bạn phải tự đọc mới biết được.
Bản tiếng Anh mà tôi dùng để dịch đã có nhiều chú thích sẵn rồi, nhưng khi gặp những chi tiết vốn chỉ hiển nhiên với người đọc phương Tây có học vấn về lịch sử và văn hoá cổ đại, tôi vẫn cố tra cứu để chú thích thêm cho bạn đọc Việt Nam. Những chú thích thêm của tôi có đánh dấu (ND). Nếu chúng có sai sót gì thì trách nhiệm hoàn toàn là của tôi, và rất mong được bạn đọc chỉ giáo.
Lời không thể hết được ý, chỉ mong bản dịch này sẽ phần nào làm được cái việc mà tác giả của Utopia mong muốn, tức là “lấy giọng cười ngông mà bàn ra chân lí” vậy.
Trịnh Lữ
Hà Nội, Xuân 2005
Trích Quyển Một, trang 36-40, đối thoại giữa Peter Gilles, Rafael Hythlodaeus và Thomas More
PETER: Thưa Raphael tiên sinh, tôi thấy rất lạ tại sao tiên sinh không đăng triều phục vụ một đấng quân vương nào đó. Tôi dám chắc rằng bất kì một ông vua nào cũng sẽ không để mất cơ hội được trọng dụng tiên sinh. Với kiến thức và kinh nghiệm như thế, tiên sinh thực chính là người không những có thể làm vui họ, mà còn cho họ những giáo huấn và những lời khuyên bổ ích. Làm thế, tiên sinh lại còn có thể vun đắp cho quyền lợi của chính mình cũng như bạn bè và thân quyến của mình nữa.
RAPHAEL: Tôi chẳng phải lo gì cho ai cả. Tôi nghĩ mình đã hoàn thành nghĩa vụ của mình với mọi người. Hầu hết người ta đều bám chặt lấy tài sản của mình cho đến khi không còn bám được nữa vì già yếu hoặc bệnh tật – mà rồi đến lúc ấy vẫn cứ không chịu buông bỏ một cách thanh thản. Còn tôi, tôi đã chia sẻ tài sản của mình với thân quyến bạn bè ngay từ lúc còn trẻ khoẻ. Tôi chắc rằng họ đều thoả mãn cả rồi, và không ai có quyền mong tôi phải dấn thêm nữa để vì quyền lợi của họ mà trở thành nô lệ cho một ông vua nào đó.
PETER: Xin Thượng đế tha tội! Phục vụ ạ, chứ không phải làm nô lệ! Đó là điều tôi muốn gợi ý.
RAPHAEL: Chữ thì có khác, nhưng thực chất nào có khác gì.
PETER: Tiên sinh nói vậy thì tôi xin chịu. Nhưng tôi vẫn nghĩ đó là con đường tốt nhất để tiên sinh có thể giúp đỡ người khác, cá nhân cũng như tập thể, đồng thời cũng là để cho cuộc sống của tiên sinh được vui thú hơn.
RAPHAEL: Làm sao có thể được như vậy khi tôi phải hành động trái với bản tính của mình? Hiện tôi đang sống đúng như mình muốn, mà điều đó, nói thật nhé, chưa chắc đã có ai trong đám triều thần dám nói vậy đâu. Hơn nữa, vua chúa lúc nào cũng có thừa người luôn tranh nhau để được yêu. Không có tôi, hoặc vài người như tôi, thì họ đỡ vất vả hơn trong cuộc tranh giành ấy.
MORE: Thưa tiên sinh Raphael, rõ ràng là tiên sinh không màng đến tiền tài và quyền lực, và điều đó khiến tôi kính trọng tiên sinh bội phần, cho dù tiên sinh có là một đấng quân vương vĩ đại nhất đi nữa thì cũng không làm tôi kính trọng tiên sinh hơn được. Nhưng chắc cũng chẳng có gì trái với tinh thần triết học đáng trân trọng của chúng ta nếu tiên sinh có thể dấn thân, thậm chí chịu đựng một vài bất cập cá nhân, để đem tài năng và sức lực của mình phục vụ công chúng hay sao? Và cách hiệu quả nhất để thực hiện việc đó là tranh thủ được lòng tin của một ông vua, rồi phò tá ông ta với những lời khuyên thực sự hướng thiện của mình. Bởi lẽ mỗi ông vua là một nguồn ban ân phát tội không ngừng nghỉ như ngọn suối nhuần gội đến tất cả dân chúng vậy. Còn tiên sinh thì vừa thừa thãi tri thức lí thuyết lại vừa sâu dày kinh nghiệm thực tế, đến mức chỉ một trong hai năng lực ấy thôi cũng đã thừa đủ để tiên sinh làm một thành viên lí tưởng của bất kỳ một nội các nào.
RAPHAEL: Bạn nhầm to rồi, ông bạn More thân mến của tôi, trước hết là nhầm về bản thân tôi, sau đó là nhầm về bản thân công việc mà bạn vừa nói đến. Tôi không tài giỏi đến mức như bạn nghĩ đâu, mà nếu có đi nữa thì tôi cũng chẳng thể đóng góp gì cho cộng đồng bằng cách tự mình mua thêm việc cho mình đâu. Này nhé, hầu hết vua chúa chỉ quan tâm đến khoa học chiến tranh – là cái mà tôi chẳng biết tí gì và cũng chẳng muốn biết – chứ chẳng mấy để ý đến các khoa học hữu ích trong thời bình. Họ luôn lo lắng và sẵn sàng ve vãn lừa phỉnh để tìm cách mở rộng bờ cõi, chứ không lo thu xếp cai trị cho thật đàng hoàng những gì đã có trong tay. Ngoài ra, các vị trưởng quan trong nội các thì một là đã thừa thông minh để không cần phải hỏi ý kiến ai, hai là thừa ngạo mạn để có thể lắng nghe lời khuyên của ai – mặc dù hiển nhiên là họ đều luôn sẵn sàng hưởng thụ mọi ân huệ của nhà vua bằng cách đồng tình với cả những ý kiến ngu xuẩn nhất của vua vậy. Nói cho cùng, bẩm tính muôn loài là chỉ biết mê đắm những tạo tác của chính mình. Cho nên lũ quạ con là nguồn vui thú của cha mẹ chúng, và đười ươi mẹ bao giờ chẳng thấy con mình là tuyệt sắc giai hầu.
Vậy là bạn có một nhóm người đầu óc đầy thành kiến sâu nặng với mọi tư tưởng của người khác, hoặc khá nhất thì cũng chỉ biết ưa những ý kiến của chính mình. Giả dụ bạn là một người trong nhóm đó, và bạn lên tiếng đề nghị một chính sách mà bạn đã thấy ở đâu đó, hoặc đã tổng kết được từ một tiền lệ lịch sử nào đó, vậy điều gì sẽ xảy ra? Bọn người ấy sẽ xử sự như thể uy tín chuyên môn của họ đang bị đe doạ nghiêm trọng, và họ sẽ trở thành một lũ ngốc đến hết đời nếu không tìm được một lời phản bác nào chống lại đề nghị của bạn. Mà nếu cùng đường thì phản ứng của họ sẽ là: “Vấn đề này ông cha ta đã vẫn giải quyết như từ xưa đến nay, chúng ta là ai mà dám nghi ngờ trí tuệ của tiền nhân?” Rồi họ sẽ ngả sâu vào ghế bành với cung cách của một người vừa nói những lời phán quyết cuối cùng, cứ như thể sẽ là một tai hoạ tày trời nếu có ai bị bắt quả tang dám thông minh hơn tổ tiên mình vậy! Ấy thế nhưng họ lại luôn sẵn sàng lật ngược những quyết định có lí nhất của mình. Mà chỉ có những quyết định kém thông minh nhất là được họ bám chặt lấy như thể sắp chết vậy. Tôi đã trải qua tình cảnh hỗn độn này của lòng ngạo mạn, đầu óc ngu xuẩn và thái độ ngang bướng ở rất nhiều nơi. Thậm chí tôi đã một lần gặp tình trạng ấy ở chính nước Anh.
RAPHAEL: Tôi chẳng phải lo gì cho ai cả. Tôi nghĩ mình đã hoàn thành nghĩa vụ của mình với mọi người. Hầu hết người ta đều bám chặt lấy tài sản của mình cho đến khi không còn bám được nữa vì già yếu hoặc bệnh tật – mà rồi đến lúc ấy vẫn cứ không chịu buông bỏ một cách thanh thản. Còn tôi, tôi đã chia sẻ tài sản của mình với thân quyến bạn bè ngay từ lúc còn trẻ khoẻ. Tôi chắc rằng họ đều thoả mãn cả rồi, và không ai có quyền mong tôi phải dấn thêm nữa để vì quyền lợi của họ mà trở thành nô lệ cho một ông vua nào đó.
PETER: Xin Thượng đế tha tội! Phục vụ ạ, chứ không phải làm nô lệ! Đó là điều tôi muốn gợi ý.
RAPHAEL: Chữ thì có khác, nhưng thực chất nào có khác gì.
PETER: Tiên sinh nói vậy thì tôi xin chịu. Nhưng tôi vẫn nghĩ đó là con đường tốt nhất để tiên sinh có thể giúp đỡ người khác, cá nhân cũng như tập thể, đồng thời cũng là để cho cuộc sống của tiên sinh được vui thú hơn.
RAPHAEL: Làm sao có thể được như vậy khi tôi phải hành động trái với bản tính của mình? Hiện tôi đang sống đúng như mình muốn, mà điều đó, nói thật nhé, chưa chắc đã có ai trong đám triều thần dám nói vậy đâu. Hơn nữa, vua chúa lúc nào cũng có thừa người luôn tranh nhau để được yêu. Không có tôi, hoặc vài người như tôi, thì họ đỡ vất vả hơn trong cuộc tranh giành ấy.
MORE: Thưa tiên sinh Raphael, rõ ràng là tiên sinh không màng đến tiền tài và quyền lực, và điều đó khiến tôi kính trọng tiên sinh bội phần, cho dù tiên sinh có là một đấng quân vương vĩ đại nhất đi nữa thì cũng không làm tôi kính trọng tiên sinh hơn được. Nhưng chắc cũng chẳng có gì trái với tinh thần triết học đáng trân trọng của chúng ta nếu tiên sinh có thể dấn thân, thậm chí chịu đựng một vài bất cập cá nhân, để đem tài năng và sức lực của mình phục vụ công chúng hay sao? Và cách hiệu quả nhất để thực hiện việc đó là tranh thủ được lòng tin của một ông vua, rồi phò tá ông ta với những lời khuyên thực sự hướng thiện của mình. Bởi lẽ mỗi ông vua là một nguồn ban ân phát tội không ngừng nghỉ như ngọn suối nhuần gội đến tất cả dân chúng vậy. Còn tiên sinh thì vừa thừa thãi tri thức lí thuyết lại vừa sâu dày kinh nghiệm thực tế, đến mức chỉ một trong hai năng lực ấy thôi cũng đã thừa đủ để tiên sinh làm một thành viên lí tưởng của bất kỳ một nội các nào.
RAPHAEL: Bạn nhầm to rồi, ông bạn More thân mến của tôi, trước hết là nhầm về bản thân tôi, sau đó là nhầm về bản thân công việc mà bạn vừa nói đến. Tôi không tài giỏi đến mức như bạn nghĩ đâu, mà nếu có đi nữa thì tôi cũng chẳng thể đóng góp gì cho cộng đồng bằng cách tự mình mua thêm việc cho mình đâu. Này nhé, hầu hết vua chúa chỉ quan tâm đến khoa học chiến tranh – là cái mà tôi chẳng biết tí gì và cũng chẳng muốn biết – chứ chẳng mấy để ý đến các khoa học hữu ích trong thời bình. Họ luôn lo lắng và sẵn sàng ve vãn lừa phỉnh để tìm cách mở rộng bờ cõi, chứ không lo thu xếp cai trị cho thật đàng hoàng những gì đã có trong tay. Ngoài ra, các vị trưởng quan trong nội các thì một là đã thừa thông minh để không cần phải hỏi ý kiến ai, hai là thừa ngạo mạn để có thể lắng nghe lời khuyên của ai – mặc dù hiển nhiên là họ đều luôn sẵn sàng hưởng thụ mọi ân huệ của nhà vua bằng cách đồng tình với cả những ý kiến ngu xuẩn nhất của vua vậy. Nói cho cùng, bẩm tính muôn loài là chỉ biết mê đắm những tạo tác của chính mình. Cho nên lũ quạ con là nguồn vui thú của cha mẹ chúng, và đười ươi mẹ bao giờ chẳng thấy con mình là tuyệt sắc giai hầu.
Vậy là bạn có một nhóm người đầu óc đầy thành kiến sâu nặng với mọi tư tưởng của người khác, hoặc khá nhất thì cũng chỉ biết ưa những ý kiến của chính mình. Giả dụ bạn là một người trong nhóm đó, và bạn lên tiếng đề nghị một chính sách mà bạn đã thấy ở đâu đó, hoặc đã tổng kết được từ một tiền lệ lịch sử nào đó, vậy điều gì sẽ xảy ra? Bọn người ấy sẽ xử sự như thể uy tín chuyên môn của họ đang bị đe doạ nghiêm trọng, và họ sẽ trở thành một lũ ngốc đến hết đời nếu không tìm được một lời phản bác nào chống lại đề nghị của bạn. Mà nếu cùng đường thì phản ứng của họ sẽ là: “Vấn đề này ông cha ta đã vẫn giải quyết như từ xưa đến nay, chúng ta là ai mà dám nghi ngờ trí tuệ của tiền nhân?” Rồi họ sẽ ngả sâu vào ghế bành với cung cách của một người vừa nói những lời phán quyết cuối cùng, cứ như thể sẽ là một tai hoạ tày trời nếu có ai bị bắt quả tang dám thông minh hơn tổ tiên mình vậy! Ấy thế nhưng họ lại luôn sẵn sàng lật ngược những quyết định có lí nhất của mình. Mà chỉ có những quyết định kém thông minh nhất là được họ bám chặt lấy như thể sắp chết vậy. Tôi đã trải qua tình cảnh hỗn độn này của lòng ngạo mạn, đầu óc ngu xuẩn và thái độ ngang bướng ở rất nhiều nơi. Thậm chí tôi đã một lần gặp tình trạng ấy ở chính nước Anh.
Trích Quyển Một, trang 64-80, đối thoại giữa Rafael Hythlodaeus và Thomas More
MORE: Thưa Raphael tiên sinh, tôi thích thú câu chuyện của tiên sinh đến từng lời. Có biết bao nhiêu tinh hoa trí tuệ ẩn chứa trong những lời nói ấy của tiên sinh. Hơn nữa, câu chuyện của tiên sinh đã đem tôi trở lại không phải chỉ là nước Anh, mà cả tuổi ấu thơ của tôi nữa. Nó nhắc tôi nhớ lại biết bao kỉ niệm thú vị về Đức Hồng y, vì chính tôi đã được giáo dưỡng ngay trong gia đình Ngài. Ngay từ lúc mới gặp tôi đã rất có thiện cảm với tiên sinh, nhưng chắc tiên sinh không thể biết là tấm thiện tình ấy của tôi đối với tiên sinh đã gia tăng đến thế nào sau khi câu chuyện của tiên sinh đã khiến tôi bồi hồi nhớ tới Đức Hồng y của tôi như vậy. Vậy mà tôi vẫn không thể gạt bỏ được ý mong muốn rằng giá như tiên sinh chỉ cần vượt qua sự khó chịu của tiên sinh đối với đời sống công đường để những lời châu ý ngọc của tiên sinh có thể giúp ích cho đời thì hay biết bao nhiêu. Có nghĩa là giá tiên sinh lấy đó làm trách nhiệm của mình, là nghĩa vụ của một chính nhân quân tử vậy. Tiên sinh cũng biết là thân hữu Plato của tiên sinh đã nói rằng chỉ khi nào các bậc hiền triết lên làm vua, hoặc người làm vua biết chịu khó học triết học, thì mới có được một xã hội an lành hạnh phúc. Vậy thời tiên sinh cũng thử nghĩ xem một xã hội như vậy sẽ còn xa vời đến đâu nếu các đấng hiền nhân quân tử không chịu ban cho vua chúa một lời khuyên thực sự!
RAPHAEL: Chao ôi, các nhà hiền triết đâu có đến nỗi thế. Họ còn luôn muốn khuyên bảo người khác nữa chứ. Sự thực là rất nhiều người đã viết cả những lời khuyên của họ thành sách. Giá như những người cầm quyền biết lắng nghe họ thì mọi việc đã khác rồi. Và điều mà Plato nói thật sự là như vậy. Ông ta nhận ra rằng vua chúa đã bị những tư tưởng sai lầm chi phối từ thuở ấu thơ đến độ không thể làm theo bất kì một lời khuyên minh triết nào, trừ phi họ phải tự mình trở thành minh triết. Plato đã rút ra bài học ấy từ kinh nghiệm của chính mình với Dionysius [1] . Ông thử nghĩ xem điều gì sẽ xảy ra nếu tôi lên tiếng khuyên bảo một ông vua phải ban hành những luật lệ hợp lí, hoặc phải cố gắng loại bỏ những tư tưởng xấu sẽ sinh ra các luật lệ chết người khỏi tâm trí của ông ta? Tôi sẽ lập tức bị tống khứ khỏi triều đình hoặc trở thành đối tượng chê cười của mọi người mà thôi.
Lấy ví dụ nhé, thử tưởng tượng tôi đang ở nước Pháp, và đang dự một cuộc họp cơ mật của nội các. Chính nhà vua đang ngồi chủ toạ, và xung quanh bàn là tất cả các cận thần xuất sắc nhất của Ngài, đều đang chăm chú bàn thảo đường lối và phương tiện để giải quyết các vấn đề sau: làm thế nào để Bệ hạ kiểm soát chặt được thành Milan, và bắt thành Naples phải quay lại phục tùng mình? Làm thế nào để Bệ hạ chinh phục được Venice, và hoàn tất việc hàng phục nước Ý? Sau đó làm thế nào để Ngài thiết lập được quyền kiểm soát các xứ Flanders, Brabant, và cuối cùng là toàn bộ vùng Burgundy? Đấy là chưa kể tất cả các nước khác mà Bệ hạ đã từng chinh phục được trong các giấc mơ của Ngài.
Một vị đề xuất nên có một hiệp ước với người Venice và chừng nào Bệ hạ còn cảm thấy thoải mái với nó thì nó còn có hiệu lực. Bệ hạ nên làm cho họ tin mình, thậm chí thả cho họ một chút chiến lợi phẩm. Sau này khi đã được cả rồi thì Bệ hạ lấy lại chẳng khó khăn gì. Vị thứ hai khuyến cáo nên sử dụng lính đánh thuê người Đức, và vị thứ ba thì muốn Bệ hạ hối lộ bọn Thuỵ Sĩ. Vị thứ tư khuyên Bệ hạ nên làm thân với Vương quốc La Mã Thần thánh bằng cách hi sinh một ít vàng làm quà tặng. Vị thứ năm nghĩ Bệ hạ nên cải thiện quan hệ với Vua xứ Aragon và tỏ thiện chí hoà bình của mình bằng cách trả lại đất Navarre – là vùng đất thật ra cũng chẳng phải của Bệ hạ. Trong khi đó, vị thứ sáu đề xuất nên dụ cho Hoàng thân xứ Castile vào phe với nước Pháp bằng một liên minh qua hôn nhân, và nên bí mật trả lương cho một số triều thần của Hoàng thân để mua lấy sự ủng hộ của bọn họ.
Và bây giờ thì đến vấn đề hóc búa nhất - với nước Anh thì Bệ hạ phải làm gì đây? Rõ ràng, bước đầu tiên là phải thu xếp tổ chức một hội nghị hoà bình để ký được một hiệp ước liên minh tuyệt đối không có ý nghĩa gì hết. Nói cách khác là phải gọi họ là bạn nhưng xem họ là thù. Và như vậy thì phải làm sao giữ bọn Scotland luôn luôn sẵn sàng trực chiến, nếu người Anh định động thủ là phải cất quân đánh vào nước Anh ngay khi có lệnh của Bệ hạ. Và cũng nên bí mật nuôi dưỡng và hứa hẹn ngai vàng cho một số quý tộc Anh lưu vong vốn có tham vọng ấy – vì không thể làm việc này công khai trong hiệp ước. Có vậy Bệ hạ mới có thể kiểm soát được nhà vua Anh mà Bệ hạ vẫn coi là hoàn toàn bất tín.
Đến lúc ấy, trong khi tất cả mọi lực lượng đang được xắp xếp và tất cả những vị hiền nhân quân tử nọ đang đưa ra những kế hoạch và chiến dịch trái ngược nhau, thì chàng Raphael bé nhỏ của các bạn đứng dậy và lên tiếng đề nghị một chính sách hoàn toàn ngược lại. Tôi khuyên nhà vua hãy quên nước Ý và hãy ở nhà. Tôi nói rằng nước Pháp đã quá rộng lớn để Bệ hạ có thể cai trị một cách đàng hoàng, cho nên Bệ hạ thực sự đừng nên lo mở rộng thêm bờ cõi làm gì.
Sau đó tôi nhắc đến một sự kiện trong lịch sử xứ Nolandia [2] , môt vương quốc giáp giới với Utopia về phía đông nam. Dựa vào vài mối quan hệ hôn nhân từ ngày xưa, vua Nolandia tin rằng mình phải được thừa kế một vương quốc khác, và thế là người ta phát động một cuộc chiến để chiếm vùng đất ấy cho nhà vua. Cuối cùng thì họ cũng thắng trận, chỉ để nhận ra rằng vương quốc ấy quả thực chiếm được đã khó nhưng giữ nó còn khó hơn. Nội loạn và ngoại xâm luôn là mối đe doạ thường trực. Họ phải liên tục đánh nhau để đàn áp hoặc bảo vệ những thần dân mới của họ. Họ không có cơ hội nào để giải giáp quân đội, và đất nước họ biến thành một nơi hoang phế. Quê hương họ bị chảy máu tiền bạc ra hải ngoại, và con dân họ phải chết để phục vụ cho tham vọng vặt vãnh của người khác. Tình hình trong nước ngày càng bất ổn, đạo đức suy đồi, giết người cướp của ngày càng tăng. Dân chúng không còn tôn trọng luật pháp nữa, vì nhà vua bị chi phối bởi hai vương quốc và không thể tập trung cai trị tử tế được một nơi nào.
Khi đã thấy rằng tình trạng vô vọng ấy không thể để kéo dài mãi, người dân Nolandia bèn quyết định phải hành động, và họ lên tiếng hỏi nhà vua của mình bằng một lời lẽ rất phải phép rằng ‘Bệ hạ muốn giữ vương quốc nào?’.
‘Bệ hạ không thể giữ cả hai’, họ nói toạc ra như vậy, ‘bởi vì chúng tôi đông lắm và không thể cai trị bằng một nửa ông vua được. Tại sao ư, vì ngay cả nếu chúng tôi là một bầy lừa thì việc chăn dắt chúng tôi cũng đã là một công việc đòi hỏi toàn bộ thời gian của nhà vua rồi.’
Và thế là vị vua gương mẫu nọ đành phải trao cái vương quốc mới chiếm được kia cho một người bạn của mình. Nhưng ông vua này chẳng mấy chốc cũng bị đánh đuổi về cố quốc và phải bằng lòng với lãnh thổ cũ của mình thôi.
Tôi cũng nhắc nhở vua nước Pháp rằng ngay cả nếu ông ta có phát động hết mọi cuộc chiến tranh ấy và tạo nên tình trạng hỗn loạn ở tất cả những mảnh đất ấy như ý muốn, nhất định cuối cùng ông ta cũng thấy rằng mình đã tự huỷ hoại mình và huỷ hoại thần dân mình một cách vô ích mà thôi. Cho nên tôi khuyên ông ta hãy tập trung vào mảnh đất mà cha ông đã trao lại cho ông ta, và hãy làm cho nó giầu đẹp bằng hết sức của mình, hãy yêu mến thần dân của mình và xứng đáng với tình yêu của họ, hãy sống với họ và cai trị họ với tấm lòng từ ái, và từ bỏ mọi ý đồ bành trướng lãnh thổ, bởi lẽ những cái ông ta có đã quá đủ rồi.
Đấy, ông bạn More thân mến của tôi, ông thử nghĩ xem nhà vua sẽ phản ứng thế nào với lời khuyên ấy của tôi?
MORE: Chắc hẳn là không được hoan nghênh lắm, phải công nhận thế.
RAPHAEL: Bây giờ ta lại hình dung một hoàn cảnh khác nhé. Giả dụ như các cận thần tài chính của nhà vua đang thảo luận xem làm thế nào để gia tăng vốn liếng của Bệ hạ. Một người gợi ý nên tăng giá đồng tiền khi Bệ hạ phải chi trả, và đánh hạ giá nó một cách bất thường khi mọi người khác phải thanh toán tiền cho Bệ hạ. Như thế thì tăng được thu mà giảm được chi cho Bệ hạ. Người thứ hai khuyên nhà vua nên giả đò phát động chiến tranh. Bệ hạ sẽ có cớ để đánh thêm nhiều thứ thuế. Rồi lúc nào thích thì Bệ hạ lại trịnh trọng tuyên bố hoà bình trong tư thế của một đấng minh quân luôn hết sức tránh cho quần thần và dân chúng không phải đổ máu. Người thứ ba nhắc đến một thứ luật cũ rích đã bị mối xông từ lâu và cũng đã lỗi thời từ lâu đến nỗi bây giờ mọi người ai cũng đang vi phạm nó mà không hề biết, rồi khuyên nhà vua nên tiến hành phạt tiền những vi phạm này. Việc này rất lợi cho nhà vua cả về tài chính lẫn phương diện đạo đức, vì chiến dịch phạt này sẽ tiến hành dưới chiêu bài công lí. Người thứ tư khuyên nhà vua ban hành một đạo luật cho phép phạt rất nặng một số vi phạm nào đấy, nhất là những hành vi lập dị khác đời. Sau đó thì Bệ hạ lại có thể bán một thứ quyền miễn trừ đối với đạo luật này cho những ai vẫn muốn sống theo ý riêng của họ. Việc này vừa đảm bảo uy tín và danh tiếng của Bệ hạ nói chung, lại vừa tạo cho Bệ hạ một nguồn thu nhập kép – vì Bệ hạ vừa có tiền phạt của những kẻ rơi vào bẫy của đạo luật này, vừa có tiền thu được do bán quyền miễn trừ cho những ai không rơi vào bẫy đó. Và tất nhiên là giá bán những quyền miễn trừ này sẽ có tỷ lệ tương xứng với phẩm chất đạo đức của nhà vua. Nguyên tắc đạo đức của Bệ hạ càng cao thì Ngài càng không muốn để ai có những hành vi khác đời phản xã hội, và do vậy mà quyền miễn trừ sẽ phải được bán với giá rất cao.
Người thứ năm khuyến cáo nhà vua phải làm sao sai khiến được các quan toà để họ phải luôn luôn nhớ nghị án theo ý của Bệ hạ. Bệ hạ cũng nên vời họ vào hoàng cung và tham vấn họ về quan điểm luật pháp của chính mình. Quan điểm của Bệ hạ có thể rõ ràng là hoàn toàn sai, nhưng thể nào cũng có một vị thẩm phán tìm ra được một kẽ hở trong luật pháp để lật ngược công lí. Mà dù Bệ hạ muốn làm việc ấy vì lí do gì đi nữa - hoặc chỉ vì thích ngông ngạo ngược đời, ghét những cái đã hiển nhiên, hoặc đơn thuần chỉ là một ý muốn được cảm thấy mình muốn làm gì thì làm - kết quả sẽ cũng như nhau mà thôi. Chẳng mấy chốc, vấn đề sẽ được các thẩm phán nhìn nhận mỗi người một khác, và trường hợp rõ ràng hiển nhiên ấy sẽ trở thành rắc rối phức tạp, rồi ngay cả những dữ kiện rạch ròi nhất cũng bị nghi ngờ. Tình hình ấy sẽ cho Bệ hạ một cơ hội tuyệt vời để diễn giải luật pháp theo hướng có lợi cho riêng mình. Vì sợ hãi hoặc vì muốn giữ lễ với Bệ hạ, tất cả mọi người sẽ thuận theo hướng đó, và cuối cùng thì quan chánh án sẽ tuyên án đúng như vậy. Mà thực ra thì thiếu gì cách biện hộ cho một bản án có lợi cho ngai vàng. Nào là viện đến lẽ công bằng, đến câu chữ trong luật, đến những ý nghĩa lạ đời của chính những câu chữ đó, và nếu cùng đường thì sẽ viện đến một nguyên tắc có sức nặng hơn bất kì một luật định nào trong thiên hạ - đó là “đặc quyền không ai có thể chối cãi được của nhà vua.”
Tất cả đều nhất trí với giáo điều của Crassus [3] rằng ta không bao giờ có đủ tiền nếu ta phải duy trì một lực lượng quân đội. Và thiên hạ cũng nhất trí rằng nhà vua không thể sai lầm chuyện gì, mà cho dù Ngài có muốn phạm sai lầm cũng chẳng được, bởi lẽ cái gì mà chẳng phải là của nhà vua, kể cả từng mạng người trong vương quốc, và cũng làm gì có tài sản cá nhân, trừ phi nhà vua rủ lòng nhân từ chưa nỡ lấy của ai. Nhà vua phải luôn hạn chế những tài sản cá nhân này ở mức tối thiểu, vì sự an khang của Ngài phụ thuộc vào việc ngăn không cho thần dân của mình có quá nhiều của cải hoặc tự do. Giầu có và tự do sẽ khiến cho dân chúng có tinh thần phản kháng lại những điều bất công và áp bức, còn nghèo đói và khốn khổ sẽ khiến họ ù lì nhẫn nhục và bóp nghẹt tinh thần chống đối cao thượng của họ.
Đến lúc ấy, tôi lại đứng dậy và lên tiếng rằng tất cả những việc đó đều là vô luân và dại dột đối với một nhà vua, bởi lẽ uy tín và ngai vàng của vua có vững chắc hay không là nhờ vào sự thịnh vượng của muôn dân chứ không phải vào kho báu của triều đình.
‘Hãy nghĩ lại xem tại sao dân chúng lại đưa Bệ hạ lên ngai vàng cái đã’, tôi nói. ‘Không phải là vì quyền lợi của Bệ hạ đâu, mà là vì quyền lợi của chính họ. Họ muốn Bệ hạ cống hiến sức lực để làm cho cuộc sống của họ tốt đẹp hơn, và bảo vệ họ khỏi những điều bất công ngang trái. Cho nên công việc của Bệ hạ là làm sao để cho muôn dân được sung sướng chứ không phải là bản thân Bệ hạ được sung sướng. Cũng hệt như công việc của người chăn chiên là phải nuôi nấng chăm bẵm đàn chiên chứ đâu phải chăm bẵm bản thân mình. Còn cái lí thuyết cho rằng dân có nghèo thì nước mới yên là hoàn toàn phản thực tế. Thử xem có bộ phận dân chúng nào bất an và lủng củng như đám cùng đinh? Ai sẽ sẵn sàng làm cách mạng bằng những kẻ đang bất mãn với cuộc sống của chính mình? Ai có thể hăng hái lật nhào mọi thứ để tìm lợi ích cho bản thân bằng những kẻ chẳng còn có gì để mất?
‘Không đâu, nếu một ông vua bị thần dân oán ghét và khinh bỉ đến mức độ chỉ có thể cai trị thông qua bần cùng hoá bằng võ lực, áp chế và tịch biên gia sản, thì tốt nhất là ông vua ấy hãy thoái vị ngay đi. Cách cai trị ấy chỉ duy trì được cái danh hão của ngai vàng, nhưng huỷ hoại mọi oai phong thực chất của một đấng quân vương vậy. Có oai gì khi cai trị một lũ ăn mày? Dân có giầu có thịnh vượng thì vua mới oai phong. Đó chính là điều mà nhân vật Fabricius [4] đáng khâm phục muốn nói khi ông ta tuyên bố rằng thà cai trị những người giầu còn hơn làm đồng bọn với họ. Hiển nhiên là một kẻ mải mê sống xa hoa trong khi mọi người khác rên xiết quanh mình thì không thể được gọi là vua - hắn chỉ đáng được gọi là một tên cai tù mà thôi.
‘Tóm lại, bác sĩ dốt thì chữa được bệnh này lại gây ra bệnh khác, còn vua mà cai trị bằng hạn chế, cấm đoán, và bần cùng hoá thì không đáng làm vua của những người tự do. Hắn nên tự hạn chế cấm đoán những thói hư tật xấu của bản thân trước đã – lòng ngạo mạn hoặc tính lười biếng chẳng hạn, vì đây là những khuyết tật dễ làm cho một ông vua bị oán ghét nhất. Hắn nên sống bằng nguồn sống riêng của mình và đừng quấy nhiễu người khác. Hắn phải biết liệu cơm gắp mắm trong chi tiêu. Hắn phải biết ngăn chặn tội ác bằng cách cai trị một cách lành mạnh chứ không phải nuôi dưỡng tội ác rồi lại trừng trị chúng. Hắn đừng nên ban hành luật lệ gì đã bị bỏ đi rồi và không còn tác dụng gì nữa. Và hắn chớ bao giờ gây ra một tội ác để lấy cớ phạt tiền người ta - chẳng có một người lương thiện nào có thể cho phép mình làm như vậy.’
Sau đó tôi kể cho họ nghe về một chế độ đang thịnh hành tại Happiland [5] , một nước không xa Utopia là mấy. Ở đó, khi tuyên thệ đăng quang, nhà vua phải thề sẽ không bao giờ có hơn một ngàn lượng vàng hoặc bạc trong ngân khố. Chế độ này được một vị vua rất anh minh của họ đặt ra, là một người chỉ biết chăm lo cho sự thịnh vượng của dân chúng. Ông này tin rằng hạn chế của cải của triều đình đến mức ấy sẽ không làm nghèo dân chúng, và chọn con số một ngàn lượng vàng là vì ông biết rằng như vậy là đủ để trấn áp một cuộc nội loạn hoặc đẩy lui một cuộc ngoại xâm, nhưng không đủ để nhà vua sinh lòng muốn đi chinh phạt ở hải ngoại. Đó chỉ là một trong rất nhiều các ý tưởng hay của ông ta. Ông ta cũng hi vọng rằng luật định ấy sẽ bảo đảm luôn có đủ tiền lưu thông vì những mục đích trao đổi, và nhà vua sẽ không có lí do để gây quĩ một cách bất chính bởi vì ông ta cũng không thể có nhiều tiền hơn số lượng qui định ấy. Vậy là ở đó ta thấy một kiểu vua mà người xấu phải sợ và người tốt phải yêu. Nhưng nếu tôi nói những chuyện này với một bọn người đã khăng khăng với những quan điểm đối nghịch của họ, thì ông nghĩ họ có chịu nghe tôi không chứ?
MORE: Lẽ dĩ nhiên là họ sẽ không nghe, mà tôi cũng chẳng dám trách họ. Quả thực là nói những chuyện như thế, hoặc khuyên những điều mà mình biết là sẽ chẳng có ai chịu nghe thì chỉ vô ích mà thôi. Làm sao có ích được kia chứ? Làm sao có thể mong họ chấp nhận một đường lối tư tưởng hoàn toàn xa lạ và trái ngược với những xác tín sâu sắc của họ? Lối nói kiểu ấy có thể là rất hay trong một cuộc trò chuyện bạn bè, nhưng ở một cuộc họp nội các, nơi phải quyết định những chính sách quan trọng, thì kiểu triết lí ấy hoàn toàn lạc lõng.
RAPHAEL: Đó chính là điều mà tôi muốn nói - sự minh triết không có chỗ ở chốn công đường.
MORE: Mà nó cũng chẳng có chỗ cho trí tuệ và học vấn vốn chỉ biết nghĩ sao nói vậy bất luận trong hoàn cảnh nào. Nhưng cũng có một hình thức minh triết khác thuần hoá hơn, biết rõ hoàn cảnh, có ý thức nhập cuộc và biết thủ một vai trò thích hợp trong màn diễn hiện tại. Đó là thứ minh triết mà tiên sinh nên theo. Nếu không thì chẳng khác gì đang trong một màn hài kịch toàn những nô lệ ba lăng nhăng tự nhiên lại có một nhà hiền triết nhảy vào lên tiếng về những điều đại loại như những lời của Seneca khuyên nhủ Nero phải sống như một đấng minh quân chứ không nên làm bạo chúa vậy. Hiển nhiên là ta thà im lặng còn hơn là sắm vai nhầm vở kiểu râu ông nọ cắm cằm bà kia như thế. Bởi vì ngay cả nếu vai diễn bi hài ấy của ta có làm cho màn kịch ấy xôm trò được một lúc thì nó cũng vẫn lạc lõng và chắc chắn sẽ làm hỏng hết cả buổi diễn. Không nên thế. Hãy cố hết sức đóng góp cho vở kịch được thành công. Chớ nên làm hỏng nó chỉ vì ta tình cờ nhớ đến một vở khác mà ta thích hơn vậy.
Cái qui luật ấy đúng cho cả chính trị và chốn công đường. Nếu ta không thể xoá bỏ hết những tư tưởng sai trái, hoặc không thể giải quyết những tệ nạn mãn tính một cách hữu hiệu như mong muốn, thì đó cũng vẫn không phải là lí do chính đáng để ta treo ấn từ quan. Ta không nên bỏ mặc con tầu của mình trong bão tố chỉ vì không thể hô mưa gọi gió theo ý mình. Mặt khác, cũng không nên cố truyền bá những tư tưởng mới lạ hiển nhiên sẽ chẳng có chút thuyết phục nào đối với những người vốn đã có thành kiến chống lại chúng. Ta phải tìm cách tác động một cách gián tiếp. Ta phải đối nhân xử thế hết sức tế nhị, và cái gì mà ta không thể chấn chỉnh được thì hãy cố hạn chế tối đa những tác hại của nó mà thôi. Bởi lẽ đã nhân vô thập toàn thì sao có thể mong muôn sự hoàn thiện được. Và biết đến khi nào con người chúng ta mới có thể được hoàn thiện!
RAPHAEL: Có lẽ ưu điểm duy nhất của phương pháp ấy là tôi sẽ không hoàn toàn phát điên khi gắng sức chữa trị chứng loạn óc của người khác mà thôi. Nhưng nếu cho phép tôi nói thật, thì tôi sẽ đành phải nói những điều mà bạn nhất định sẽ phản đối đấy. Tôi không biết liệu một con người minh triết có được phép nói dối hay chăng, nhưng tôi thì chắc chắn là không. Hơn nữa, cho dù những điều tôi nói có thể làm họ khó chịu, nhưng chẳng có lí do gì để họ có thể coi đó là những điều bất thường đến mức độ khủng khiếp như thế. Nào tôi đã dám khuyên họ phải áp dụng những chế độ như trong nhà nước cộng hoà tưởng tượng của Plato, hoặc như của nước Utopia bây giờ đâu. Những chế độ ấy, trong khi rõ ràng là tốt đẹp hơn những chế độ của chúng ta, còn có thể làm họ thấy lạ lùng hơn nữa bởi chúng đều dựa trên công hữu chứ không phải tư hữu.
Tất nhiên là họ sẽ không thích các đề nghị của tôi rồi. Sau khi đã đắm đuối vào một dự án nào đó, hiển nhiên là họ rất ghét ai chỉ cho họ thấy những hiểm hoạ trước mắt và bảo họ hãy từ bỏ tất cả những cái đó đi. Nhưng ngoài chuyện ấy ra, có cái gì trong những điều tôi nói là không thể hoặc không nên đâu kia chứ? Nếu chúng ta không bao giờ nên nói bất kì điều gì có thể bị coi là bất thường vì sợ sẽ trở thành lố bịch, thì tốt hơn cả là hãy im thin thít, đừng nhắc lại cả những lời dạy của Đấng Christ nữa, ngay cả khi đang ở giữa một nước Cơ đốc giáo. Mà đó chính là điều mà Ngài ghét nhất. Chẳng phải Ngài đã bảo các tông đồ rằng những điều mà Ngài thì thầm vào tai họ sẽ phải được lớn tiếng rao giảng từ trên nóc nhà [6] đó sao? Và hầu hết những lời dạy của Ngài còn trái với lệ thường hơn bất kì những gì mà tôi đề nghị, chỉ có điều là những tư tưởng ấy của Ngài đã được những nhà giảng đạo biến báo đi một cách thiên tài – mà chắc là ông bạn More đây cũng có dự phần vào việc đó!
‘Ta sẽ không bao giờ khiến được con người hành xử theo đúng với giáo lí Cơ đốc,’ chắc là những nhà giảng đạo ấy đã bảo nhau thế, ‘cho nên ta hãy tìm cách làm cho giáo lí Cơ đốc thích ứng với cách hành xử của con người vậy. Như vậy thì chí ít cũng còn có một liên hệ nào đó giữa hai bên.’
Nhưng tôi không thấy có tí ích lợi gì trong việc làm ấy của họ. Họ chỉ khiến cho người ta có khả năng phạm tội với một lương tâm thanh thản – và đó là tất cả những gì mà tôi có thể làm tại một cuộc họp nội các. Bởi lẽ tôi sẽ chỉ có thể hoặc là bỏ phiếu chống, tức là ngang với việc không bỏ phiếu, hoặc là bỏ phiếu thuận, tức là trở thành đồng loã và a dua với một lũ mất trí vậy.
Còn về cái mà bạn gọi là tác động một cách gián tiếp, và khi sự việc không thể chấn chỉnh được thì phải có giải pháp tế nhị để hạn chế tối đa tác hại của tình hình, quả thật tôi không hiểu như vậy là thế nào. Tại công đường, đã không thể giữ chính kiến của mình thì chỉ còn cách để mặc cho mọi người làm theo ý họ, cũng như là đồng loã mà thôi. Mà còn phải công khai ủng hộ những chính sách xấu xa, và phải chấp thuận cả những nghị quyết ma quỉ nhất. Nếu không tỏ rõ thái độ nhiệt tình ủng hộ những thứ đó, bạn sẽ bị coi là gián điệp hoặc thậm chí là một tên phản quốc. Bên cạnh đó, với một đám đồng sự như thế thì liệu bạn có cơ hội gì để làm được việc thiện cơ chứ! Bạn sẽ không bao giờ cải tạo được họ - mà họ thì hoàn toàn có khả năng tha hoá con người bạn, cho dù phẩm chất của bạn có tốt đẹp đến mấy chăng nữa. Đã cùng hội cùng thuyền với họ, bạn sẽ hoặc là mất hết nhân cách của mình, hoặc là sẽ dùng nhân cách ấy ra để che đậy cho những hành vi điên cuồng và xấu xa của họ mà thôi. Đấy, kết quả của cái phương pháp tác động gián tiếp ấy của bạn là như vậy đấy!
Plato đại nhân có một hình ảnh rất hay có thể lí giải tại sao một con người có lí trí và nhạy cảm nên tránh xa khỏi chính trường. Ông ta thấy mọi người đều đổ xô ra đường giữa lúc trời mưa và ai cũng ướt như chuột lội. Ông ta không thể thuyết phục họ trở vào nhà để được khô ráo. Ông ta biết nếu mình ra theo họ thì mình cũng bị ướt như vậy. Và thế là ông ta cứ ở trong nhà, và, vì không thể làm gì được trước sự điên rồ của mọi người, ông ta bèn tự an ủi mình rằng ‘Dù sao thì ta cũng không điên rồ như họ.’
RAPHAEL: Chao ôi, các nhà hiền triết đâu có đến nỗi thế. Họ còn luôn muốn khuyên bảo người khác nữa chứ. Sự thực là rất nhiều người đã viết cả những lời khuyên của họ thành sách. Giá như những người cầm quyền biết lắng nghe họ thì mọi việc đã khác rồi. Và điều mà Plato nói thật sự là như vậy. Ông ta nhận ra rằng vua chúa đã bị những tư tưởng sai lầm chi phối từ thuở ấu thơ đến độ không thể làm theo bất kì một lời khuyên minh triết nào, trừ phi họ phải tự mình trở thành minh triết. Plato đã rút ra bài học ấy từ kinh nghiệm của chính mình với Dionysius [1] . Ông thử nghĩ xem điều gì sẽ xảy ra nếu tôi lên tiếng khuyên bảo một ông vua phải ban hành những luật lệ hợp lí, hoặc phải cố gắng loại bỏ những tư tưởng xấu sẽ sinh ra các luật lệ chết người khỏi tâm trí của ông ta? Tôi sẽ lập tức bị tống khứ khỏi triều đình hoặc trở thành đối tượng chê cười của mọi người mà thôi.
Lấy ví dụ nhé, thử tưởng tượng tôi đang ở nước Pháp, và đang dự một cuộc họp cơ mật của nội các. Chính nhà vua đang ngồi chủ toạ, và xung quanh bàn là tất cả các cận thần xuất sắc nhất của Ngài, đều đang chăm chú bàn thảo đường lối và phương tiện để giải quyết các vấn đề sau: làm thế nào để Bệ hạ kiểm soát chặt được thành Milan, và bắt thành Naples phải quay lại phục tùng mình? Làm thế nào để Bệ hạ chinh phục được Venice, và hoàn tất việc hàng phục nước Ý? Sau đó làm thế nào để Ngài thiết lập được quyền kiểm soát các xứ Flanders, Brabant, và cuối cùng là toàn bộ vùng Burgundy? Đấy là chưa kể tất cả các nước khác mà Bệ hạ đã từng chinh phục được trong các giấc mơ của Ngài.
Một vị đề xuất nên có một hiệp ước với người Venice và chừng nào Bệ hạ còn cảm thấy thoải mái với nó thì nó còn có hiệu lực. Bệ hạ nên làm cho họ tin mình, thậm chí thả cho họ một chút chiến lợi phẩm. Sau này khi đã được cả rồi thì Bệ hạ lấy lại chẳng khó khăn gì. Vị thứ hai khuyến cáo nên sử dụng lính đánh thuê người Đức, và vị thứ ba thì muốn Bệ hạ hối lộ bọn Thuỵ Sĩ. Vị thứ tư khuyên Bệ hạ nên làm thân với Vương quốc La Mã Thần thánh bằng cách hi sinh một ít vàng làm quà tặng. Vị thứ năm nghĩ Bệ hạ nên cải thiện quan hệ với Vua xứ Aragon và tỏ thiện chí hoà bình của mình bằng cách trả lại đất Navarre – là vùng đất thật ra cũng chẳng phải của Bệ hạ. Trong khi đó, vị thứ sáu đề xuất nên dụ cho Hoàng thân xứ Castile vào phe với nước Pháp bằng một liên minh qua hôn nhân, và nên bí mật trả lương cho một số triều thần của Hoàng thân để mua lấy sự ủng hộ của bọn họ.
Và bây giờ thì đến vấn đề hóc búa nhất - với nước Anh thì Bệ hạ phải làm gì đây? Rõ ràng, bước đầu tiên là phải thu xếp tổ chức một hội nghị hoà bình để ký được một hiệp ước liên minh tuyệt đối không có ý nghĩa gì hết. Nói cách khác là phải gọi họ là bạn nhưng xem họ là thù. Và như vậy thì phải làm sao giữ bọn Scotland luôn luôn sẵn sàng trực chiến, nếu người Anh định động thủ là phải cất quân đánh vào nước Anh ngay khi có lệnh của Bệ hạ. Và cũng nên bí mật nuôi dưỡng và hứa hẹn ngai vàng cho một số quý tộc Anh lưu vong vốn có tham vọng ấy – vì không thể làm việc này công khai trong hiệp ước. Có vậy Bệ hạ mới có thể kiểm soát được nhà vua Anh mà Bệ hạ vẫn coi là hoàn toàn bất tín.
Đến lúc ấy, trong khi tất cả mọi lực lượng đang được xắp xếp và tất cả những vị hiền nhân quân tử nọ đang đưa ra những kế hoạch và chiến dịch trái ngược nhau, thì chàng Raphael bé nhỏ của các bạn đứng dậy và lên tiếng đề nghị một chính sách hoàn toàn ngược lại. Tôi khuyên nhà vua hãy quên nước Ý và hãy ở nhà. Tôi nói rằng nước Pháp đã quá rộng lớn để Bệ hạ có thể cai trị một cách đàng hoàng, cho nên Bệ hạ thực sự đừng nên lo mở rộng thêm bờ cõi làm gì.
Sau đó tôi nhắc đến một sự kiện trong lịch sử xứ Nolandia [2] , môt vương quốc giáp giới với Utopia về phía đông nam. Dựa vào vài mối quan hệ hôn nhân từ ngày xưa, vua Nolandia tin rằng mình phải được thừa kế một vương quốc khác, và thế là người ta phát động một cuộc chiến để chiếm vùng đất ấy cho nhà vua. Cuối cùng thì họ cũng thắng trận, chỉ để nhận ra rằng vương quốc ấy quả thực chiếm được đã khó nhưng giữ nó còn khó hơn. Nội loạn và ngoại xâm luôn là mối đe doạ thường trực. Họ phải liên tục đánh nhau để đàn áp hoặc bảo vệ những thần dân mới của họ. Họ không có cơ hội nào để giải giáp quân đội, và đất nước họ biến thành một nơi hoang phế. Quê hương họ bị chảy máu tiền bạc ra hải ngoại, và con dân họ phải chết để phục vụ cho tham vọng vặt vãnh của người khác. Tình hình trong nước ngày càng bất ổn, đạo đức suy đồi, giết người cướp của ngày càng tăng. Dân chúng không còn tôn trọng luật pháp nữa, vì nhà vua bị chi phối bởi hai vương quốc và không thể tập trung cai trị tử tế được một nơi nào.
Khi đã thấy rằng tình trạng vô vọng ấy không thể để kéo dài mãi, người dân Nolandia bèn quyết định phải hành động, và họ lên tiếng hỏi nhà vua của mình bằng một lời lẽ rất phải phép rằng ‘Bệ hạ muốn giữ vương quốc nào?’.
‘Bệ hạ không thể giữ cả hai’, họ nói toạc ra như vậy, ‘bởi vì chúng tôi đông lắm và không thể cai trị bằng một nửa ông vua được. Tại sao ư, vì ngay cả nếu chúng tôi là một bầy lừa thì việc chăn dắt chúng tôi cũng đã là một công việc đòi hỏi toàn bộ thời gian của nhà vua rồi.’
Và thế là vị vua gương mẫu nọ đành phải trao cái vương quốc mới chiếm được kia cho một người bạn của mình. Nhưng ông vua này chẳng mấy chốc cũng bị đánh đuổi về cố quốc và phải bằng lòng với lãnh thổ cũ của mình thôi.
Tôi cũng nhắc nhở vua nước Pháp rằng ngay cả nếu ông ta có phát động hết mọi cuộc chiến tranh ấy và tạo nên tình trạng hỗn loạn ở tất cả những mảnh đất ấy như ý muốn, nhất định cuối cùng ông ta cũng thấy rằng mình đã tự huỷ hoại mình và huỷ hoại thần dân mình một cách vô ích mà thôi. Cho nên tôi khuyên ông ta hãy tập trung vào mảnh đất mà cha ông đã trao lại cho ông ta, và hãy làm cho nó giầu đẹp bằng hết sức của mình, hãy yêu mến thần dân của mình và xứng đáng với tình yêu của họ, hãy sống với họ và cai trị họ với tấm lòng từ ái, và từ bỏ mọi ý đồ bành trướng lãnh thổ, bởi lẽ những cái ông ta có đã quá đủ rồi.
Đấy, ông bạn More thân mến của tôi, ông thử nghĩ xem nhà vua sẽ phản ứng thế nào với lời khuyên ấy của tôi?
MORE: Chắc hẳn là không được hoan nghênh lắm, phải công nhận thế.
RAPHAEL: Bây giờ ta lại hình dung một hoàn cảnh khác nhé. Giả dụ như các cận thần tài chính của nhà vua đang thảo luận xem làm thế nào để gia tăng vốn liếng của Bệ hạ. Một người gợi ý nên tăng giá đồng tiền khi Bệ hạ phải chi trả, và đánh hạ giá nó một cách bất thường khi mọi người khác phải thanh toán tiền cho Bệ hạ. Như thế thì tăng được thu mà giảm được chi cho Bệ hạ. Người thứ hai khuyên nhà vua nên giả đò phát động chiến tranh. Bệ hạ sẽ có cớ để đánh thêm nhiều thứ thuế. Rồi lúc nào thích thì Bệ hạ lại trịnh trọng tuyên bố hoà bình trong tư thế của một đấng minh quân luôn hết sức tránh cho quần thần và dân chúng không phải đổ máu. Người thứ ba nhắc đến một thứ luật cũ rích đã bị mối xông từ lâu và cũng đã lỗi thời từ lâu đến nỗi bây giờ mọi người ai cũng đang vi phạm nó mà không hề biết, rồi khuyên nhà vua nên tiến hành phạt tiền những vi phạm này. Việc này rất lợi cho nhà vua cả về tài chính lẫn phương diện đạo đức, vì chiến dịch phạt này sẽ tiến hành dưới chiêu bài công lí. Người thứ tư khuyên nhà vua ban hành một đạo luật cho phép phạt rất nặng một số vi phạm nào đấy, nhất là những hành vi lập dị khác đời. Sau đó thì Bệ hạ lại có thể bán một thứ quyền miễn trừ đối với đạo luật này cho những ai vẫn muốn sống theo ý riêng của họ. Việc này vừa đảm bảo uy tín và danh tiếng của Bệ hạ nói chung, lại vừa tạo cho Bệ hạ một nguồn thu nhập kép – vì Bệ hạ vừa có tiền phạt của những kẻ rơi vào bẫy của đạo luật này, vừa có tiền thu được do bán quyền miễn trừ cho những ai không rơi vào bẫy đó. Và tất nhiên là giá bán những quyền miễn trừ này sẽ có tỷ lệ tương xứng với phẩm chất đạo đức của nhà vua. Nguyên tắc đạo đức của Bệ hạ càng cao thì Ngài càng không muốn để ai có những hành vi khác đời phản xã hội, và do vậy mà quyền miễn trừ sẽ phải được bán với giá rất cao.
Người thứ năm khuyến cáo nhà vua phải làm sao sai khiến được các quan toà để họ phải luôn luôn nhớ nghị án theo ý của Bệ hạ. Bệ hạ cũng nên vời họ vào hoàng cung và tham vấn họ về quan điểm luật pháp của chính mình. Quan điểm của Bệ hạ có thể rõ ràng là hoàn toàn sai, nhưng thể nào cũng có một vị thẩm phán tìm ra được một kẽ hở trong luật pháp để lật ngược công lí. Mà dù Bệ hạ muốn làm việc ấy vì lí do gì đi nữa - hoặc chỉ vì thích ngông ngạo ngược đời, ghét những cái đã hiển nhiên, hoặc đơn thuần chỉ là một ý muốn được cảm thấy mình muốn làm gì thì làm - kết quả sẽ cũng như nhau mà thôi. Chẳng mấy chốc, vấn đề sẽ được các thẩm phán nhìn nhận mỗi người một khác, và trường hợp rõ ràng hiển nhiên ấy sẽ trở thành rắc rối phức tạp, rồi ngay cả những dữ kiện rạch ròi nhất cũng bị nghi ngờ. Tình hình ấy sẽ cho Bệ hạ một cơ hội tuyệt vời để diễn giải luật pháp theo hướng có lợi cho riêng mình. Vì sợ hãi hoặc vì muốn giữ lễ với Bệ hạ, tất cả mọi người sẽ thuận theo hướng đó, và cuối cùng thì quan chánh án sẽ tuyên án đúng như vậy. Mà thực ra thì thiếu gì cách biện hộ cho một bản án có lợi cho ngai vàng. Nào là viện đến lẽ công bằng, đến câu chữ trong luật, đến những ý nghĩa lạ đời của chính những câu chữ đó, và nếu cùng đường thì sẽ viện đến một nguyên tắc có sức nặng hơn bất kì một luật định nào trong thiên hạ - đó là “đặc quyền không ai có thể chối cãi được của nhà vua.”
Tất cả đều nhất trí với giáo điều của Crassus [3] rằng ta không bao giờ có đủ tiền nếu ta phải duy trì một lực lượng quân đội. Và thiên hạ cũng nhất trí rằng nhà vua không thể sai lầm chuyện gì, mà cho dù Ngài có muốn phạm sai lầm cũng chẳng được, bởi lẽ cái gì mà chẳng phải là của nhà vua, kể cả từng mạng người trong vương quốc, và cũng làm gì có tài sản cá nhân, trừ phi nhà vua rủ lòng nhân từ chưa nỡ lấy của ai. Nhà vua phải luôn hạn chế những tài sản cá nhân này ở mức tối thiểu, vì sự an khang của Ngài phụ thuộc vào việc ngăn không cho thần dân của mình có quá nhiều của cải hoặc tự do. Giầu có và tự do sẽ khiến cho dân chúng có tinh thần phản kháng lại những điều bất công và áp bức, còn nghèo đói và khốn khổ sẽ khiến họ ù lì nhẫn nhục và bóp nghẹt tinh thần chống đối cao thượng của họ.
Đến lúc ấy, tôi lại đứng dậy và lên tiếng rằng tất cả những việc đó đều là vô luân và dại dột đối với một nhà vua, bởi lẽ uy tín và ngai vàng của vua có vững chắc hay không là nhờ vào sự thịnh vượng của muôn dân chứ không phải vào kho báu của triều đình.
‘Hãy nghĩ lại xem tại sao dân chúng lại đưa Bệ hạ lên ngai vàng cái đã’, tôi nói. ‘Không phải là vì quyền lợi của Bệ hạ đâu, mà là vì quyền lợi của chính họ. Họ muốn Bệ hạ cống hiến sức lực để làm cho cuộc sống của họ tốt đẹp hơn, và bảo vệ họ khỏi những điều bất công ngang trái. Cho nên công việc của Bệ hạ là làm sao để cho muôn dân được sung sướng chứ không phải là bản thân Bệ hạ được sung sướng. Cũng hệt như công việc của người chăn chiên là phải nuôi nấng chăm bẵm đàn chiên chứ đâu phải chăm bẵm bản thân mình. Còn cái lí thuyết cho rằng dân có nghèo thì nước mới yên là hoàn toàn phản thực tế. Thử xem có bộ phận dân chúng nào bất an và lủng củng như đám cùng đinh? Ai sẽ sẵn sàng làm cách mạng bằng những kẻ đang bất mãn với cuộc sống của chính mình? Ai có thể hăng hái lật nhào mọi thứ để tìm lợi ích cho bản thân bằng những kẻ chẳng còn có gì để mất?
‘Không đâu, nếu một ông vua bị thần dân oán ghét và khinh bỉ đến mức độ chỉ có thể cai trị thông qua bần cùng hoá bằng võ lực, áp chế và tịch biên gia sản, thì tốt nhất là ông vua ấy hãy thoái vị ngay đi. Cách cai trị ấy chỉ duy trì được cái danh hão của ngai vàng, nhưng huỷ hoại mọi oai phong thực chất của một đấng quân vương vậy. Có oai gì khi cai trị một lũ ăn mày? Dân có giầu có thịnh vượng thì vua mới oai phong. Đó chính là điều mà nhân vật Fabricius [4] đáng khâm phục muốn nói khi ông ta tuyên bố rằng thà cai trị những người giầu còn hơn làm đồng bọn với họ. Hiển nhiên là một kẻ mải mê sống xa hoa trong khi mọi người khác rên xiết quanh mình thì không thể được gọi là vua - hắn chỉ đáng được gọi là một tên cai tù mà thôi.
‘Tóm lại, bác sĩ dốt thì chữa được bệnh này lại gây ra bệnh khác, còn vua mà cai trị bằng hạn chế, cấm đoán, và bần cùng hoá thì không đáng làm vua của những người tự do. Hắn nên tự hạn chế cấm đoán những thói hư tật xấu của bản thân trước đã – lòng ngạo mạn hoặc tính lười biếng chẳng hạn, vì đây là những khuyết tật dễ làm cho một ông vua bị oán ghét nhất. Hắn nên sống bằng nguồn sống riêng của mình và đừng quấy nhiễu người khác. Hắn phải biết liệu cơm gắp mắm trong chi tiêu. Hắn phải biết ngăn chặn tội ác bằng cách cai trị một cách lành mạnh chứ không phải nuôi dưỡng tội ác rồi lại trừng trị chúng. Hắn đừng nên ban hành luật lệ gì đã bị bỏ đi rồi và không còn tác dụng gì nữa. Và hắn chớ bao giờ gây ra một tội ác để lấy cớ phạt tiền người ta - chẳng có một người lương thiện nào có thể cho phép mình làm như vậy.’
Sau đó tôi kể cho họ nghe về một chế độ đang thịnh hành tại Happiland [5] , một nước không xa Utopia là mấy. Ở đó, khi tuyên thệ đăng quang, nhà vua phải thề sẽ không bao giờ có hơn một ngàn lượng vàng hoặc bạc trong ngân khố. Chế độ này được một vị vua rất anh minh của họ đặt ra, là một người chỉ biết chăm lo cho sự thịnh vượng của dân chúng. Ông này tin rằng hạn chế của cải của triều đình đến mức ấy sẽ không làm nghèo dân chúng, và chọn con số một ngàn lượng vàng là vì ông biết rằng như vậy là đủ để trấn áp một cuộc nội loạn hoặc đẩy lui một cuộc ngoại xâm, nhưng không đủ để nhà vua sinh lòng muốn đi chinh phạt ở hải ngoại. Đó chỉ là một trong rất nhiều các ý tưởng hay của ông ta. Ông ta cũng hi vọng rằng luật định ấy sẽ bảo đảm luôn có đủ tiền lưu thông vì những mục đích trao đổi, và nhà vua sẽ không có lí do để gây quĩ một cách bất chính bởi vì ông ta cũng không thể có nhiều tiền hơn số lượng qui định ấy. Vậy là ở đó ta thấy một kiểu vua mà người xấu phải sợ và người tốt phải yêu. Nhưng nếu tôi nói những chuyện này với một bọn người đã khăng khăng với những quan điểm đối nghịch của họ, thì ông nghĩ họ có chịu nghe tôi không chứ?
MORE: Lẽ dĩ nhiên là họ sẽ không nghe, mà tôi cũng chẳng dám trách họ. Quả thực là nói những chuyện như thế, hoặc khuyên những điều mà mình biết là sẽ chẳng có ai chịu nghe thì chỉ vô ích mà thôi. Làm sao có ích được kia chứ? Làm sao có thể mong họ chấp nhận một đường lối tư tưởng hoàn toàn xa lạ và trái ngược với những xác tín sâu sắc của họ? Lối nói kiểu ấy có thể là rất hay trong một cuộc trò chuyện bạn bè, nhưng ở một cuộc họp nội các, nơi phải quyết định những chính sách quan trọng, thì kiểu triết lí ấy hoàn toàn lạc lõng.
RAPHAEL: Đó chính là điều mà tôi muốn nói - sự minh triết không có chỗ ở chốn công đường.
MORE: Mà nó cũng chẳng có chỗ cho trí tuệ và học vấn vốn chỉ biết nghĩ sao nói vậy bất luận trong hoàn cảnh nào. Nhưng cũng có một hình thức minh triết khác thuần hoá hơn, biết rõ hoàn cảnh, có ý thức nhập cuộc và biết thủ một vai trò thích hợp trong màn diễn hiện tại. Đó là thứ minh triết mà tiên sinh nên theo. Nếu không thì chẳng khác gì đang trong một màn hài kịch toàn những nô lệ ba lăng nhăng tự nhiên lại có một nhà hiền triết nhảy vào lên tiếng về những điều đại loại như những lời của Seneca khuyên nhủ Nero phải sống như một đấng minh quân chứ không nên làm bạo chúa vậy. Hiển nhiên là ta thà im lặng còn hơn là sắm vai nhầm vở kiểu râu ông nọ cắm cằm bà kia như thế. Bởi vì ngay cả nếu vai diễn bi hài ấy của ta có làm cho màn kịch ấy xôm trò được một lúc thì nó cũng vẫn lạc lõng và chắc chắn sẽ làm hỏng hết cả buổi diễn. Không nên thế. Hãy cố hết sức đóng góp cho vở kịch được thành công. Chớ nên làm hỏng nó chỉ vì ta tình cờ nhớ đến một vở khác mà ta thích hơn vậy.
Cái qui luật ấy đúng cho cả chính trị và chốn công đường. Nếu ta không thể xoá bỏ hết những tư tưởng sai trái, hoặc không thể giải quyết những tệ nạn mãn tính một cách hữu hiệu như mong muốn, thì đó cũng vẫn không phải là lí do chính đáng để ta treo ấn từ quan. Ta không nên bỏ mặc con tầu của mình trong bão tố chỉ vì không thể hô mưa gọi gió theo ý mình. Mặt khác, cũng không nên cố truyền bá những tư tưởng mới lạ hiển nhiên sẽ chẳng có chút thuyết phục nào đối với những người vốn đã có thành kiến chống lại chúng. Ta phải tìm cách tác động một cách gián tiếp. Ta phải đối nhân xử thế hết sức tế nhị, và cái gì mà ta không thể chấn chỉnh được thì hãy cố hạn chế tối đa những tác hại của nó mà thôi. Bởi lẽ đã nhân vô thập toàn thì sao có thể mong muôn sự hoàn thiện được. Và biết đến khi nào con người chúng ta mới có thể được hoàn thiện!
RAPHAEL: Có lẽ ưu điểm duy nhất của phương pháp ấy là tôi sẽ không hoàn toàn phát điên khi gắng sức chữa trị chứng loạn óc của người khác mà thôi. Nhưng nếu cho phép tôi nói thật, thì tôi sẽ đành phải nói những điều mà bạn nhất định sẽ phản đối đấy. Tôi không biết liệu một con người minh triết có được phép nói dối hay chăng, nhưng tôi thì chắc chắn là không. Hơn nữa, cho dù những điều tôi nói có thể làm họ khó chịu, nhưng chẳng có lí do gì để họ có thể coi đó là những điều bất thường đến mức độ khủng khiếp như thế. Nào tôi đã dám khuyên họ phải áp dụng những chế độ như trong nhà nước cộng hoà tưởng tượng của Plato, hoặc như của nước Utopia bây giờ đâu. Những chế độ ấy, trong khi rõ ràng là tốt đẹp hơn những chế độ của chúng ta, còn có thể làm họ thấy lạ lùng hơn nữa bởi chúng đều dựa trên công hữu chứ không phải tư hữu.
Tất nhiên là họ sẽ không thích các đề nghị của tôi rồi. Sau khi đã đắm đuối vào một dự án nào đó, hiển nhiên là họ rất ghét ai chỉ cho họ thấy những hiểm hoạ trước mắt và bảo họ hãy từ bỏ tất cả những cái đó đi. Nhưng ngoài chuyện ấy ra, có cái gì trong những điều tôi nói là không thể hoặc không nên đâu kia chứ? Nếu chúng ta không bao giờ nên nói bất kì điều gì có thể bị coi là bất thường vì sợ sẽ trở thành lố bịch, thì tốt hơn cả là hãy im thin thít, đừng nhắc lại cả những lời dạy của Đấng Christ nữa, ngay cả khi đang ở giữa một nước Cơ đốc giáo. Mà đó chính là điều mà Ngài ghét nhất. Chẳng phải Ngài đã bảo các tông đồ rằng những điều mà Ngài thì thầm vào tai họ sẽ phải được lớn tiếng rao giảng từ trên nóc nhà [6] đó sao? Và hầu hết những lời dạy của Ngài còn trái với lệ thường hơn bất kì những gì mà tôi đề nghị, chỉ có điều là những tư tưởng ấy của Ngài đã được những nhà giảng đạo biến báo đi một cách thiên tài – mà chắc là ông bạn More đây cũng có dự phần vào việc đó!
‘Ta sẽ không bao giờ khiến được con người hành xử theo đúng với giáo lí Cơ đốc,’ chắc là những nhà giảng đạo ấy đã bảo nhau thế, ‘cho nên ta hãy tìm cách làm cho giáo lí Cơ đốc thích ứng với cách hành xử của con người vậy. Như vậy thì chí ít cũng còn có một liên hệ nào đó giữa hai bên.’
Nhưng tôi không thấy có tí ích lợi gì trong việc làm ấy của họ. Họ chỉ khiến cho người ta có khả năng phạm tội với một lương tâm thanh thản – và đó là tất cả những gì mà tôi có thể làm tại một cuộc họp nội các. Bởi lẽ tôi sẽ chỉ có thể hoặc là bỏ phiếu chống, tức là ngang với việc không bỏ phiếu, hoặc là bỏ phiếu thuận, tức là trở thành đồng loã và a dua với một lũ mất trí vậy.
Còn về cái mà bạn gọi là tác động một cách gián tiếp, và khi sự việc không thể chấn chỉnh được thì phải có giải pháp tế nhị để hạn chế tối đa tác hại của tình hình, quả thật tôi không hiểu như vậy là thế nào. Tại công đường, đã không thể giữ chính kiến của mình thì chỉ còn cách để mặc cho mọi người làm theo ý họ, cũng như là đồng loã mà thôi. Mà còn phải công khai ủng hộ những chính sách xấu xa, và phải chấp thuận cả những nghị quyết ma quỉ nhất. Nếu không tỏ rõ thái độ nhiệt tình ủng hộ những thứ đó, bạn sẽ bị coi là gián điệp hoặc thậm chí là một tên phản quốc. Bên cạnh đó, với một đám đồng sự như thế thì liệu bạn có cơ hội gì để làm được việc thiện cơ chứ! Bạn sẽ không bao giờ cải tạo được họ - mà họ thì hoàn toàn có khả năng tha hoá con người bạn, cho dù phẩm chất của bạn có tốt đẹp đến mấy chăng nữa. Đã cùng hội cùng thuyền với họ, bạn sẽ hoặc là mất hết nhân cách của mình, hoặc là sẽ dùng nhân cách ấy ra để che đậy cho những hành vi điên cuồng và xấu xa của họ mà thôi. Đấy, kết quả của cái phương pháp tác động gián tiếp ấy của bạn là như vậy đấy!
Plato đại nhân có một hình ảnh rất hay có thể lí giải tại sao một con người có lí trí và nhạy cảm nên tránh xa khỏi chính trường. Ông ta thấy mọi người đều đổ xô ra đường giữa lúc trời mưa và ai cũng ướt như chuột lội. Ông ta không thể thuyết phục họ trở vào nhà để được khô ráo. Ông ta biết nếu mình ra theo họ thì mình cũng bị ướt như vậy. Và thế là ông ta cứ ở trong nhà, và, vì không thể làm gì được trước sự điên rồ của mọi người, ông ta bèn tự an ủi mình rằng ‘Dù sao thì ta cũng không điên rồ như họ.’
Trích Quyển Hai, trang 190-196
Buổi lễ kết thúc với một bộ các bài kinh nguyện mà giáo sĩ cùng đọc với toàn bộ cử toạ. Lời nguyện được viết sao cho người nào cũng thấy những câu chữ ấy đúng với tín ngưỡng riêng của mình. Đại loại như sau:
Kính lạy Đức Chí Tôn là người đã tạo ra con, cai quản con, và cho con mọi thứ tốt lành. Con xin cảm tạ Người vì những ân huệ Người đã ban cho con, và hơn hết là đã cho con được sống trong một xã hội hạnh phúc nhất, được tin theo tín ngưỡng mà con hi vọng là đích thực nhất. Nếu con sai, và nếu quả còn có những tín ngưỡng hoặc chế độ xã hội nào tốt đẹp hơn và xứng đáng hơn với Người, con cầu xin Người hãy thương xót con và cho con được biết, bởi con luôn sẵn lòng theo Người về bất kể phương nào. Nhưng nếu chế độ này của chúng con là tốt đẹp nhất, và tín ngưỡng của con đây là chánh tín nhất, xin hãy cho con được trung thành với cả hai, và đem cả nhân loại về với cùng một lối sống này, cùng một tín ngưỡng này – trừ phi sự đa dạng tín ngưỡng hiện nay cũng chính là một phần mục đích khôn lường của Người. Xin hãy cho con một cái chết nhẹ nhàng khi Người gọi con về với Người. Con không dám xin được về sớm hay muộn. Nhưng nếu đó là ý Người, con xin thà được theo về với Người ngay khi được gọi, cho dù có đau đớn đến đâu, còn hơn để những vui thú của cuộc đời trần thế này giữ chân con quá lâu mà phải ở xa Người.
Sau khi tụng bài nguyện ấy, họ lại cùng nhau cúi đầu chạm đất trong một lúc, rồi đứng dậy và ra ngoài dùng bữa trưa. Phần còn lại trong ngày, họ dùng để vui chơi giải trí và luyện tập quân sự.
Thế đấy. Đó là tất cả những gì tôi có thể kể lại một cách chính xác nhất về nước Cộng hoà Utopia. Theo nhận định của tôi, đó không những là một đất nước tốt đẹp nhất thế giới, mà còn là nước duy nhất xứng đáng có quyền được gọi là một nước cộng hoà. Ở các nước khác, người ta cũng thường nói đến công hữu, nhưng thực ra họ chỉ nhăm nhăm nghĩ đến tư lợi mà thôi. Ở Utopia, nơi không có tư hữu, con người thực hiện những công vụ của mình một cách nghiêm túc thực sự. Và cả hai thái độ ấy đều hoàn toàn dễ hiểu. Ở các nước cộng hoà giả hiệu, mọi người đều biết rằng nếu không mưu lợi cho bản thân thì họ sẽ chết đói, cho dù quốc gia có giầu mạnh đến đâu. Cho nên tất nhiên là họ phải ưu tiên cho những quyền lợi của bản thân hơn quyền lợi công cộng – nghĩa là quyền lợi của người khác. Nhưng ở Utopia, nơi tất cả mọi thứ đều là công hữu, thì chừng nào mà các kho đụn công cộng còn đầy đủ thì sẽ không ai phải sợ bị thiếu thốn. Ai cũng được phân phối công bằng, cho nên không bao giờ có người nghèo hoặc ăn mày. Không ai sở hữu một cái gì, nhưng tất cả đều giầu có – bởi có thứ của nả nào giầu có hơn một cuộc sống vui vẻ, an bình, và không có lo âu sợ hãi? Đáng lẽ phải lo lắng kiếm miếng ăn hàng ngày, khổ sở vì những đòi hỏi ì xèo của vợ, sợ con trai bị nghèo đói, sợ con gái không có của hồi môn, người Utopia có thể tuyệt đối yên trí rằng bản thân mình, vợ mình, con cái cháu chắt chút chít và muôn đời hậu duệ của mình sẽ luôn được cơm no áo ấm và yên bình hạnh phúc. Và cả những người già không còn lao động được nữa cũng vẫn được chu cấp đầy đủ hệt như khi còn làm việc.
Nào, liệu có ai dám so sánh cách thu xếp công bằng này ở Utopia với cái gọi là công lí ở các nước khác không? Tôi xin nói ngay là ở những nước khác thì có đến chết tôi cũng vẫn không thể tìm thấy một mảy may dấu vết nào của công lí hoặc công bằng. Công lí kiểu gì vậy? Những bọn người như lũ quý tộc, bọn buôn vàng, bọn cho vay nặng lãi, những kẻ không làm một việc gì cần thiết thì lại được xã hội cho hưởng một cuộc sống xa hoa lộng lẫy. Còn những người lao động, nào xà ích, nào thợ mộc, nông dân, những người không bao giờ ngưng chân ngưng tay làm những công việc cần thiết đến nỗi nếu họ ngừng làm việc thì cả đất nước sẽ đình trệ cả lại trong hàng năm trời – thế mà bản thân họ thì ra sao? Họ thiếu ăn và khốn khổ đến nỗi nếu được biến thành trâu ngựa thì chắc họ sẽ sung sướng hơn – bởi trâu ngựa cũng không phải làm nhiều giờ một ngày như thế, không bị đói khát đến thế, và cũng chẳng cần gì đến tương lai. Như hiện nay, người lao động không những đang rên xiết dưới gánh nặng của những công việc nặng nhọc và đồng lương chết đói, mà còn lo sợ đến chết về một viễn cảnh của tuổi già khốn khổ – bởi hàng ngày họ đã chẳng đủ ăn, còn nói gì đến việc dành dụm cho tuổi già.
Bạn có thấy được một tí công bằng hoặc tử tế nào ở một chế độ xã hội chỉ biết dành hết những phúc lợi của nó cho đám người gọi là quý tộc, thương gia và bọn người hoàn toàn không làm ra một thứ gì hoặc chỉ biết làm những đồ hàng hoá xa hoa và những trò du hí, còn thì không chu cấp gì cho những người cày cấy, đào than, những thợ thuyền như thợ mộc, đánh xe, những người mà không có họ thì xã hội cũng chẳng còn? Một xã hội như thế bộc lộ cái dã man nhất của nó ở tình cảnh già ốm bệnh tật và cô nhi quả phụ của người lao động. Sau khi đã bóc lột hết tuổi thanh xuân trai tráng của họ, xã hội liền quên hết những ngày tháng mà họ đã vất vả phục vụ nó và giờ đây chỉ biết đền bù cho những công việc quan trọng mà họ đã làm suốt cả đời bằng cách bỏ mặc cho họ chết trong cảnh nghèo khổ. Tệ hơn nữa, những khoản thu nhập khốn khổ của người nghèo lại còn bị kẻ giầu đục khoét đi hàng ngày, không những bằng lừa đảo cá nhân, mà còn bằng những thủ thuật công pháp. Chưa hài lòng với tình trạng bất công của việc ngược đãi những người có nhiều đóng góp nhất cho xã hội, họ còn nhẫn tâm tìm mọi cách biến những điều bất công ấy thành công lí được bảo vệ bởi luật pháp.
Quả thực, khi xem xét mọi chế độ xã hội đang thịnh hành trên thế giới ngày nay, tôi không thể, xin Thượng đế tha tội, thấy chúng là cái gì khác ngoài một âm mưu lớn của người giầu nhằm củng cố bành trướng những quyền lợi riêng của mình dưới chiêu bài tổ chức quản lí xã hội. Họ nghĩ ra đủ mọi mánh khoé mẹo luật, trước hết là để bảo vệ những gì họ đã kiếm được một cách bất chính, và sau đó là để bóc lột người nghèo bằng cách mua sức lao động của họ càng rẻ mạt càng tốt. Đến khi người giầu thấy rằng những mánh khoé mẹo luật ấy phải được xã hội chính thức công nhận – tức là cả người nghèo cũng phải chấp nhận chúng – họ sẽ dùng đến sức mạnh của luật pháp. Vậy là một thiểu số vô đạo đức chỉ biết nghe theo lòng tham vô độ của chính mình độc chiếm toàn bộ những gì nhẽ ra là thừa đủ để đáp ứng nhu cầu của toàn xã hội. Giá những người lao động ở các nước này được sống ở Utopia thì họ sẽ hạnh phúc biết bao nhiêu! Ở đó, việc xoá bỏ tiền tệ và tâm lí ham tiền đã giải quyết được biết bao nhiêu vấn đề xã hội, tiêu diệt được biết bao nhiêu tội ác! Rõ ràng là sự cáo chung của tiền tệ cũng là sự cáo chung của mọi hành vi tội ác mà mọi thứ hình phạt hàng ngày đều bất lực: nào gian lận, nào trộm cắp, cướp bóc, tranh giành, đánh lộn, nổi loạn, giết người, phản quốc, và cả tội làm phù thuỷ dị đoan nữa. Ngay khi đồng tiền không còn nữa, bạn cũng có thể lập tức chia tay với sợ hãi, lo âu, lao lực, và những đêm dài mất ngủ. Và phải rồi, ngay cả nghèo đói, chính cái vấn đề có vẻ như lúc nào cũng phải cần có tiền mới giải quyết được ấy, cũng sẽ lập tức biến mất nếu đồng tiền đã không còn tồn tại ở trên đời này nữa.
Cho phép tôi làm rõ thêm về điểm này. Ta hãy thử nhớ lại một năm mùa màng thất bát và đã có hàng ngàn người chết đói. Tôi nói thực nhé, nếu kiểm tra kho đụn của các phú hào vào thời điểm cuối của thời kỳ khó khăn ấy, ta sẽ thấy rằng vẫn có thừa đủ ngô lúa để cứu mạng tất cả những người đã chết vì thiếu ăn và bệnh tật, và ngăn chặn được tất cả những di hại của giai đoạn trái tiết gở mùa ấy trong dân chúng. Trời ơi, giá không có đồng tiền oan trái này thì ai ai cũng có đủ cơm ăn áo mặc. Người ta cứ ngỡ phải có tiền thì mới có miếng ăn. Có biết đâu nó lại là thứ duy nhất khiến cho người bị đói.
Tôi tin rằng ngay cả người giầu cũng thừa biết tất cả những chuyện này, và họ cũng hiểu rằng có đủ những thứ mình cần còn hơn gấp vạn lần thừa mứa những thứ mình không cần, cho nên họ mới biết sơ tán hết ra khỏi vùng nguy hiểm chứ chẳng dại gì cố thủ sau thành luỹ tài sản của chính mình. Và tôi cũng tin chắc rằng cái ý thức biết lo cho bản thân, cũng như quyền năng của Đấng Christ Cứu thế - người có thừa trí thông sáng để biết cái gì là tốt đẹp nhất cho chúng ta, và có thừa lòng xót thương để nhất định sẽ ban cho chúng ta cái tốt đẹp nhất ấy - nhẽ ra đã phải dẫn dắt toàn bộ thế giới này tới chế độ Utopia kia từ lâu rồi, nếu như không có cái con quỷ sinh ra mọi tội lỗi kia là lòng ngạo mạn vậy. Lòng ngạo mạn của chúng ta còn có tên là tự hào, là thị dục huyễn ngã – cái ý muốn mình được người khác coi là quan trọng, là hơn đời. Chính lòng ngạo mạn đã khiến ta xét đoán sự thịnh vượng không phải bằng những gì ta có, mà bằng những gì người khác không có. Ngạo mạn sẽ không chịu đặt chân vào thiên đàng nếu nó nghĩ rằng ở đó không có những giai cấp kém đặc quyền đặc lợi hơn để nó có thể vênh vang sai phái – không có ai khốn khó để tô điểm cho hạnh phúc riêng của nó được lộng lẫy hơn, hoặc giả cảnh nghèo đói của họ có thể bị nó làm cho khốn nạn hơn bằng cách phô trương vung vãi những xa hoa của mình. Ngạo mạn, như một con rắn ma quái từ hoả ngục trườn vào trái tim người – hoặc ví cách khác, như một quái ngư vẫn thường mút chặt lấy mạn thuyền quốc gia và lôi nó vào chốn đoạn trường – lúc nào cũng níu kéo chúng ta, ngăn trở bước tiến hoá của chúng ta đến một lối sống tốt đẹp hơn.
Kính lạy Đức Chí Tôn là người đã tạo ra con, cai quản con, và cho con mọi thứ tốt lành. Con xin cảm tạ Người vì những ân huệ Người đã ban cho con, và hơn hết là đã cho con được sống trong một xã hội hạnh phúc nhất, được tin theo tín ngưỡng mà con hi vọng là đích thực nhất. Nếu con sai, và nếu quả còn có những tín ngưỡng hoặc chế độ xã hội nào tốt đẹp hơn và xứng đáng hơn với Người, con cầu xin Người hãy thương xót con và cho con được biết, bởi con luôn sẵn lòng theo Người về bất kể phương nào. Nhưng nếu chế độ này của chúng con là tốt đẹp nhất, và tín ngưỡng của con đây là chánh tín nhất, xin hãy cho con được trung thành với cả hai, và đem cả nhân loại về với cùng một lối sống này, cùng một tín ngưỡng này – trừ phi sự đa dạng tín ngưỡng hiện nay cũng chính là một phần mục đích khôn lường của Người. Xin hãy cho con một cái chết nhẹ nhàng khi Người gọi con về với Người. Con không dám xin được về sớm hay muộn. Nhưng nếu đó là ý Người, con xin thà được theo về với Người ngay khi được gọi, cho dù có đau đớn đến đâu, còn hơn để những vui thú của cuộc đời trần thế này giữ chân con quá lâu mà phải ở xa Người.
Sau khi tụng bài nguyện ấy, họ lại cùng nhau cúi đầu chạm đất trong một lúc, rồi đứng dậy và ra ngoài dùng bữa trưa. Phần còn lại trong ngày, họ dùng để vui chơi giải trí và luyện tập quân sự.
Thế đấy. Đó là tất cả những gì tôi có thể kể lại một cách chính xác nhất về nước Cộng hoà Utopia. Theo nhận định của tôi, đó không những là một đất nước tốt đẹp nhất thế giới, mà còn là nước duy nhất xứng đáng có quyền được gọi là một nước cộng hoà. Ở các nước khác, người ta cũng thường nói đến công hữu, nhưng thực ra họ chỉ nhăm nhăm nghĩ đến tư lợi mà thôi. Ở Utopia, nơi không có tư hữu, con người thực hiện những công vụ của mình một cách nghiêm túc thực sự. Và cả hai thái độ ấy đều hoàn toàn dễ hiểu. Ở các nước cộng hoà giả hiệu, mọi người đều biết rằng nếu không mưu lợi cho bản thân thì họ sẽ chết đói, cho dù quốc gia có giầu mạnh đến đâu. Cho nên tất nhiên là họ phải ưu tiên cho những quyền lợi của bản thân hơn quyền lợi công cộng – nghĩa là quyền lợi của người khác. Nhưng ở Utopia, nơi tất cả mọi thứ đều là công hữu, thì chừng nào mà các kho đụn công cộng còn đầy đủ thì sẽ không ai phải sợ bị thiếu thốn. Ai cũng được phân phối công bằng, cho nên không bao giờ có người nghèo hoặc ăn mày. Không ai sở hữu một cái gì, nhưng tất cả đều giầu có – bởi có thứ của nả nào giầu có hơn một cuộc sống vui vẻ, an bình, và không có lo âu sợ hãi? Đáng lẽ phải lo lắng kiếm miếng ăn hàng ngày, khổ sở vì những đòi hỏi ì xèo của vợ, sợ con trai bị nghèo đói, sợ con gái không có của hồi môn, người Utopia có thể tuyệt đối yên trí rằng bản thân mình, vợ mình, con cái cháu chắt chút chít và muôn đời hậu duệ của mình sẽ luôn được cơm no áo ấm và yên bình hạnh phúc. Và cả những người già không còn lao động được nữa cũng vẫn được chu cấp đầy đủ hệt như khi còn làm việc.
Nào, liệu có ai dám so sánh cách thu xếp công bằng này ở Utopia với cái gọi là công lí ở các nước khác không? Tôi xin nói ngay là ở những nước khác thì có đến chết tôi cũng vẫn không thể tìm thấy một mảy may dấu vết nào của công lí hoặc công bằng. Công lí kiểu gì vậy? Những bọn người như lũ quý tộc, bọn buôn vàng, bọn cho vay nặng lãi, những kẻ không làm một việc gì cần thiết thì lại được xã hội cho hưởng một cuộc sống xa hoa lộng lẫy. Còn những người lao động, nào xà ích, nào thợ mộc, nông dân, những người không bao giờ ngưng chân ngưng tay làm những công việc cần thiết đến nỗi nếu họ ngừng làm việc thì cả đất nước sẽ đình trệ cả lại trong hàng năm trời – thế mà bản thân họ thì ra sao? Họ thiếu ăn và khốn khổ đến nỗi nếu được biến thành trâu ngựa thì chắc họ sẽ sung sướng hơn – bởi trâu ngựa cũng không phải làm nhiều giờ một ngày như thế, không bị đói khát đến thế, và cũng chẳng cần gì đến tương lai. Như hiện nay, người lao động không những đang rên xiết dưới gánh nặng của những công việc nặng nhọc và đồng lương chết đói, mà còn lo sợ đến chết về một viễn cảnh của tuổi già khốn khổ – bởi hàng ngày họ đã chẳng đủ ăn, còn nói gì đến việc dành dụm cho tuổi già.
Bạn có thấy được một tí công bằng hoặc tử tế nào ở một chế độ xã hội chỉ biết dành hết những phúc lợi của nó cho đám người gọi là quý tộc, thương gia và bọn người hoàn toàn không làm ra một thứ gì hoặc chỉ biết làm những đồ hàng hoá xa hoa và những trò du hí, còn thì không chu cấp gì cho những người cày cấy, đào than, những thợ thuyền như thợ mộc, đánh xe, những người mà không có họ thì xã hội cũng chẳng còn? Một xã hội như thế bộc lộ cái dã man nhất của nó ở tình cảnh già ốm bệnh tật và cô nhi quả phụ của người lao động. Sau khi đã bóc lột hết tuổi thanh xuân trai tráng của họ, xã hội liền quên hết những ngày tháng mà họ đã vất vả phục vụ nó và giờ đây chỉ biết đền bù cho những công việc quan trọng mà họ đã làm suốt cả đời bằng cách bỏ mặc cho họ chết trong cảnh nghèo khổ. Tệ hơn nữa, những khoản thu nhập khốn khổ của người nghèo lại còn bị kẻ giầu đục khoét đi hàng ngày, không những bằng lừa đảo cá nhân, mà còn bằng những thủ thuật công pháp. Chưa hài lòng với tình trạng bất công của việc ngược đãi những người có nhiều đóng góp nhất cho xã hội, họ còn nhẫn tâm tìm mọi cách biến những điều bất công ấy thành công lí được bảo vệ bởi luật pháp.
Quả thực, khi xem xét mọi chế độ xã hội đang thịnh hành trên thế giới ngày nay, tôi không thể, xin Thượng đế tha tội, thấy chúng là cái gì khác ngoài một âm mưu lớn của người giầu nhằm củng cố bành trướng những quyền lợi riêng của mình dưới chiêu bài tổ chức quản lí xã hội. Họ nghĩ ra đủ mọi mánh khoé mẹo luật, trước hết là để bảo vệ những gì họ đã kiếm được một cách bất chính, và sau đó là để bóc lột người nghèo bằng cách mua sức lao động của họ càng rẻ mạt càng tốt. Đến khi người giầu thấy rằng những mánh khoé mẹo luật ấy phải được xã hội chính thức công nhận – tức là cả người nghèo cũng phải chấp nhận chúng – họ sẽ dùng đến sức mạnh của luật pháp. Vậy là một thiểu số vô đạo đức chỉ biết nghe theo lòng tham vô độ của chính mình độc chiếm toàn bộ những gì nhẽ ra là thừa đủ để đáp ứng nhu cầu của toàn xã hội. Giá những người lao động ở các nước này được sống ở Utopia thì họ sẽ hạnh phúc biết bao nhiêu! Ở đó, việc xoá bỏ tiền tệ và tâm lí ham tiền đã giải quyết được biết bao nhiêu vấn đề xã hội, tiêu diệt được biết bao nhiêu tội ác! Rõ ràng là sự cáo chung của tiền tệ cũng là sự cáo chung của mọi hành vi tội ác mà mọi thứ hình phạt hàng ngày đều bất lực: nào gian lận, nào trộm cắp, cướp bóc, tranh giành, đánh lộn, nổi loạn, giết người, phản quốc, và cả tội làm phù thuỷ dị đoan nữa. Ngay khi đồng tiền không còn nữa, bạn cũng có thể lập tức chia tay với sợ hãi, lo âu, lao lực, và những đêm dài mất ngủ. Và phải rồi, ngay cả nghèo đói, chính cái vấn đề có vẻ như lúc nào cũng phải cần có tiền mới giải quyết được ấy, cũng sẽ lập tức biến mất nếu đồng tiền đã không còn tồn tại ở trên đời này nữa.
Cho phép tôi làm rõ thêm về điểm này. Ta hãy thử nhớ lại một năm mùa màng thất bát và đã có hàng ngàn người chết đói. Tôi nói thực nhé, nếu kiểm tra kho đụn của các phú hào vào thời điểm cuối của thời kỳ khó khăn ấy, ta sẽ thấy rằng vẫn có thừa đủ ngô lúa để cứu mạng tất cả những người đã chết vì thiếu ăn và bệnh tật, và ngăn chặn được tất cả những di hại của giai đoạn trái tiết gở mùa ấy trong dân chúng. Trời ơi, giá không có đồng tiền oan trái này thì ai ai cũng có đủ cơm ăn áo mặc. Người ta cứ ngỡ phải có tiền thì mới có miếng ăn. Có biết đâu nó lại là thứ duy nhất khiến cho người bị đói.
Tôi tin rằng ngay cả người giầu cũng thừa biết tất cả những chuyện này, và họ cũng hiểu rằng có đủ những thứ mình cần còn hơn gấp vạn lần thừa mứa những thứ mình không cần, cho nên họ mới biết sơ tán hết ra khỏi vùng nguy hiểm chứ chẳng dại gì cố thủ sau thành luỹ tài sản của chính mình. Và tôi cũng tin chắc rằng cái ý thức biết lo cho bản thân, cũng như quyền năng của Đấng Christ Cứu thế - người có thừa trí thông sáng để biết cái gì là tốt đẹp nhất cho chúng ta, và có thừa lòng xót thương để nhất định sẽ ban cho chúng ta cái tốt đẹp nhất ấy - nhẽ ra đã phải dẫn dắt toàn bộ thế giới này tới chế độ Utopia kia từ lâu rồi, nếu như không có cái con quỷ sinh ra mọi tội lỗi kia là lòng ngạo mạn vậy. Lòng ngạo mạn của chúng ta còn có tên là tự hào, là thị dục huyễn ngã – cái ý muốn mình được người khác coi là quan trọng, là hơn đời. Chính lòng ngạo mạn đã khiến ta xét đoán sự thịnh vượng không phải bằng những gì ta có, mà bằng những gì người khác không có. Ngạo mạn sẽ không chịu đặt chân vào thiên đàng nếu nó nghĩ rằng ở đó không có những giai cấp kém đặc quyền đặc lợi hơn để nó có thể vênh vang sai phái – không có ai khốn khó để tô điểm cho hạnh phúc riêng của nó được lộng lẫy hơn, hoặc giả cảnh nghèo đói của họ có thể bị nó làm cho khốn nạn hơn bằng cách phô trương vung vãi những xa hoa của mình. Ngạo mạn, như một con rắn ma quái từ hoả ngục trườn vào trái tim người – hoặc ví cách khác, như một quái ngư vẫn thường mút chặt lấy mạn thuyền quốc gia và lôi nó vào chốn đoạn trường – lúc nào cũng níu kéo chúng ta, ngăn trở bước tiến hoá của chúng ta đến một lối sống tốt đẹp hơn.
Nguồn: Thomas More, Utopia, Trịnh Lữ dịch từ bản tiếng Anh của Nhà xuất bản Cox & Wyman Ltd., London. Bản tiếng Việt của Công ti văn hoá & truyền thông Nhã Nam. Nhà xuất bản Hội Nhà văn và Nhã Nam xuất bản, Hà Nội, 2006
[1]Dionysius là nhà độc tài cai trị xứ Syracuse trong những năm 405-367 trước Công lịch. Ông ta được giới thiệu với Plato, nhưng chẳng có ấn tượng gì với các học thuyết của Plato, và còn bắt Plato đem bán làm nô lệ trong chuyến viếng thăm Syracuse cuối cùng của ông này.
[2]Nolandia – trong nguyên bản tiếng Latin là Achoriorum populus – nghĩa là dân không có thật, nước không có thật.
[3]Marcus Licinius Crassus (mất năm 53 trước CN), thành viên của bộ Tam Đầu chế (bộ ba cùng cai trị La Mã) cùng với Pompey và Julius Caesar. Là một nhà tài chính mạnh dạn, ông ta đã trở thành cự phú nhờ dám thu mua rẻ những ngôi nhà bị hoả hoạn hoặc có thể bị hoả hoạn, cho đến lúc sở hữu hầu hết nhà cửa ở thành La Mã. Giáo điều nói tới ở đây có thể là dựa vào một câu trong sách Lịch sử Tự nhiên của tác giả Plini, viết rằng “Ông Crassus thường nói, đã gọi là cự phú là phải có đủ tiền nuôi cả một đạo quân.”
[4]Gaius Fabricius Luscinus (đầu thế kỷ 3 trước CN), là người nổi tiếng vì liêm khiết và khinh thường mọi xa hoa. Nhiều sách lại cho câu nói này là của một nhân vật khác là Manius Curius Dentatus, cũng là một đại diện xuất sắc của phẩm chất đạo đức cao đẹp của La Mã cổ đại.
[5]Nguyên văn là Macarenses, gốc từ chữ Makar, tiếng Hi Lạp có nghĩa là hạnh phúc. Happiland có nghĩa là một xứ sở hạnh phúc.
[6]Nguyên văn câu này trong sách phúc âm của Luke được Phan Khôi dịch là “Vậy nên mọi đều mà các ngươi đã nói nơi tối, sẽ nghe ra nơi sáng; mọi đều mà các ngươi đã nói vào lỗ tai trong buồng kín, sẽ giảng ra trên mái nhà.” (ND) [7]Thượng viện Anh là đại diện của giai cấp quý tộc. Hạ viện là đại diện của bình dân. Theo truyền thống, phải là đại quý tộc mới được quyền làm Thượng thư (chủ tịch) Thượng viện. Thomas More là người bình dân đầu tiên phá vỡ truyền thống này, chứng tỏ ông phải là người cực kỳ đặc biệt (ND).
[8]Thomas More viết Đối thoại này trong thời gian bị giam trong ngục tối để chờ ngày ra pháp trường (ND)
[2]Nolandia – trong nguyên bản tiếng Latin là Achoriorum populus – nghĩa là dân không có thật, nước không có thật.
[3]Marcus Licinius Crassus (mất năm 53 trước CN), thành viên của bộ Tam Đầu chế (bộ ba cùng cai trị La Mã) cùng với Pompey và Julius Caesar. Là một nhà tài chính mạnh dạn, ông ta đã trở thành cự phú nhờ dám thu mua rẻ những ngôi nhà bị hoả hoạn hoặc có thể bị hoả hoạn, cho đến lúc sở hữu hầu hết nhà cửa ở thành La Mã. Giáo điều nói tới ở đây có thể là dựa vào một câu trong sách Lịch sử Tự nhiên của tác giả Plini, viết rằng “Ông Crassus thường nói, đã gọi là cự phú là phải có đủ tiền nuôi cả một đạo quân.”
[4]Gaius Fabricius Luscinus (đầu thế kỷ 3 trước CN), là người nổi tiếng vì liêm khiết và khinh thường mọi xa hoa. Nhiều sách lại cho câu nói này là của một nhân vật khác là Manius Curius Dentatus, cũng là một đại diện xuất sắc của phẩm chất đạo đức cao đẹp của La Mã cổ đại.
[5]Nguyên văn là Macarenses, gốc từ chữ Makar, tiếng Hi Lạp có nghĩa là hạnh phúc. Happiland có nghĩa là một xứ sở hạnh phúc.
[6]Nguyên văn câu này trong sách phúc âm của Luke được Phan Khôi dịch là “Vậy nên mọi đều mà các ngươi đã nói nơi tối, sẽ nghe ra nơi sáng; mọi đều mà các ngươi đã nói vào lỗ tai trong buồng kín, sẽ giảng ra trên mái nhà.” (ND) [7]Thượng viện Anh là đại diện của giai cấp quý tộc. Hạ viện là đại diện của bình dân. Theo truyền thống, phải là đại quý tộc mới được quyền làm Thượng thư (chủ tịch) Thượng viện. Thomas More là người bình dân đầu tiên phá vỡ truyền thống này, chứng tỏ ông phải là người cực kỳ đặc biệt (ND).
[8]Thomas More viết Đối thoại này trong thời gian bị giam trong ngục tối để chờ ngày ra pháp trường (ND)
Thomas More sinh năm 1478 tại London, thiếu thời làm gia nhân trong nhà đức Tổng Giám mục Morton, người đã nhận thấy những tư chất đặc biệt của More và gửi anh vào đại học Oxford. Nhờ thành tích học tập rất xuất sắc, More được cử vào Luật sư Đoàn của kinh thành London ngay sau khi tốt nghiệp, nhanh chóng trở thành một luật sư danh tiếng, được bầu vào Hạ Viện, và kiêm chức Phó Giám Quản kinh thành London. Trong một chuyến công du sang xứ Flanders, ông bắt đầu viết Utopia và hoàn thành cuốn sách này vào năm 1516. Hai năm sau, ông được đề cử làm trưởng quan cơ mật của vua Henry VIII, và năm 1525 thì được bầu làm Thượng thư Hạ viện, rồi lên Thượng thư Thượng viện, trở thành người bình dân đầu tiên trong lịch sử nước Anh được cử vào chức vụ này [7] . Vì phản đối những đề nghị chi tiêu hoang phí của nhà vua, không chịu công nhận ngai vàng cao hơn Giáo hội, và đặc biệt là không chấp nhận vụ ly hôn của vua Henry VIII với công chúa Catherine của công quốc Aragon, More treo ấn từ quan vào năm 1532, nhưng bị nhà vua buộc tội phản quốc và tống vào ngục tối. Ông bị xử trảm tại bãi hành hình của kinh thành London ngày 6 tháng 7 năm 1535. Lời cuối cùng của ông ở trên đoạn đầu đài là “Ta tận tuỵ với ngai vàng, nhưng tận trung trước hết với Thượng đế.” Bốn trăm năm sau, ông được Giáo hội Cơ đốc phong thánh, và trở thành một trong những vị thánh tử vì đạo danh tiếng nhất thế giới.
Tác phẩm: Ngoài Utopia, Thomas More còn viết Cuộc đời của John Picus - Tử tước xứ Mirandula, Lịch sử vua Richard III, và Đối thoại giữa Sung sướng và Khổ đau [8] .
Tác phẩm: Ngoài Utopia, Thomas More còn viết Cuộc đời của John Picus - Tử tước xứ Mirandula, Lịch sử vua Richard III, và Đối thoại giữa Sung sướng và Khổ đau [8] .
Trịnh Lữ sinh năm 1948 tại Hà Nội. Kỹ sư xây dựng mỏ. Từng làm radio, truyền hình, chuyên gia truyền thông và đào tạo phát triển tại Việt Nam và Hoa Kỳ.
Source: talachu.org
Tìm hoài trong nhà sách ko còn bạn ạ. Elizcua
Trả lờiXóa