Lm Nguyễn Trường Thăng trong bệnh viện |
Không là nhà nghiên cứu, chuyên viên về lịch sử, văn
minh, văn hóa các dân tộc sinh sống trên mảnh đất hình chữ S nầy, tôi xin mạo
muội có vài ý kiến nhân cuộc đàm thoại với một nhà nghiên cứu Pháp, Regina
Nether-Legrand, vào năm 2008, tại Hội An về đề tài: Ai là những người thừa kế
văn hóa Chăm?
Năm 2008, lúc còn làm cha quản xứ Hội An, một ngày có một
phụ nữ Pháp đến thăm và muốn tìm hiểu về văn hóa Chăm mà theo cô, qua sự gợi ý
của nhiều người, linh mục Antôn cũng có một chút hiểu biết. Cuộc trò chuyện
thật thú vị vì cô cho biết đã sang Việt Nam mấy lần tìm tài liệu để hoàn thành
một luận án về ngành Bảo tàng học. Thời gian trôi qua và một ngày tôi nhận được
bản thảo luận án gồm hai tập. Cô cho biết chưa có thời gian để bảo vệ. Chắc hôm
nay cô đã bảo vệ thành công.
Đề tài luận án khá dài:
Bảo tàng học về những bộ Sưu tầm Champa trong ba bảo tàng
Việt Nam: Bảo tàng Lịch sử quốc gia Việt Nam: Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng;
Bảo tàng Lịch sử Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh.
Một nghiên cứu so sánh: những giai đoạn hiện đại và thời
thuộc địa.
(La Muséographie des
Collections du Champa dans trois musées vietnamiens: La Musée National
d’Histoire du Vietnam; le Musée de Sculpture Cham de Da Nang; le Musée
d’Histoire Vietnamienne de Hochiminh-Ville).
Une étude comparative:
les périodes contemporaine et coloniale).
Trong luận án đó cô Regina Nether
–Legrand có nhiều lần nhắc đến linh mục Antôn và đề cao bộ sưu tập Trà Kiệu mà
cô gọi là Musée de Tra Kieu (Bảo tàng Trà Kiệu).
“Tôi cũng muốn nói vài chữ về Bảo
tàng Trà Kiệu vì cái mẫu nầy xem ra đáng nêu gương. Đây không hề là một sáng
kiến mới mẻ. Những hiện vật mà người dân Trà Kiệu khi làm đất tình cờ tìm được
đã hơn 20 năm rồi. Cha Antôn Nguyễn Trường Thăng đã bắt đầu sưu tập chúng.
Những người quy tụ quanh vùng đổ nát trong giai đoạn đầu theo như Cha Antôn nói
thường là người công giáo, vì nói chung chung thì người Việt mê tín và sợ các âm
hồn.
Họ tránh xa áp lực của chiến tranh.
Họ đã tìm gặp nhưng hiện vật Chăm nầy đang khi làm đất. Một số hiện vật đã được
tặng cho Cha Antôn, số khác thì ngài mua. Đất nước lúc đó đang trải qua một
tình trạng khó khăn. Sưu tập những hiện vật nầy cũng là cách thức làm sống lại
sự vĩ đại của Trà Kiệu.. Than ôi, điều kiện hiện nay của thị trường nghệ thuật
ngăn cản Cha Antôn tiếp tục sưu tầm, nhưng cái bảo tàng nhỏ của Cha còn đó.
Theo cha Antôn, sự độc đáo của nó chính là đời sống thường thật của người dân Champa.
..”.
(J’ai envie de dire deux
mots sur le Musée de Tra Kieu, car l’exemple me semble édifiant. Il ne s’agit
nullement pas d’une initiative récente. Les premiers objets ont ete trouvés par
hasard par les habitants de Tra Kieu lorsqu’ils travaillaient la terre, il y a
plus de vingt ans. Le Pere Antoine Nguyen Truong Thang a commencé a les
collectionner. Ceux qui dans une première phase se sont installés dans las
proximités des ruines seraient surtout des catholiques, au dire du Pere
Antoine, car les Vietnamiens en general sont superstitieux et ont peur des
âmes. Ils fuyaient la pression de la guerre. En travaillant la terre ils ont
trouvé des objets du Champa. Certains de ces objets ont été offert au Pere
Antoine, il a achetés d’autres. Le pays traversait alors une situation
difficile. Collectionner ces objets c’était en quelque sorte faire revivre la
grandeur de Tra Kieu… Hélas, les conditions actuelles du marche de l’art
empêchent la Père Antoine de continuer sa collection, mais son petit musée est
la. Sa spécifité, selon le Pere Antoine, est la vie quotidienne des habitants
du Champa.)
Trong cuộc tiếp xúc hôm đó có nhiều
điều thú vị nhưng chuyện so sánh giữa các bảo tàng về văn hóa Chăm xưa và nay
thì linh mục Antôn không quan tâm lắm, nhưng khi nêu lên vấn đề “ai là thừa kế
văn hóa Chăm”, một câu hỏi khá hóc búa, linh mục tham gia góp ý khá hăng say.
Theo như cô quan sát và nhiều chuyên gia nhận xét thì hình như người Kinh nhìn
văn hóa Chăm tựa một cái gì đó tuy độc đáo nhưng riêng lẻ của một nhóm thiểu
số, không liên hệ gì đến văn hóa Việt (Kinh), một nền văn minh suy tàn và đã
biến mất trong lịch sử. Bảo tàng Chăm hay một phần trong bảo tàng lịch sử được
coi như nơi tham quan của khách du lịch, hay các nhà nghiên cứu thích đồ cổ.
Một nền văn hóa đã mai một với thời gian và xem ra không có người thừa kế.
Đến đây thì linh mục Antôn nhổm dậy
và không đồng tình. Lúc nhỏ, linh mục hãnh diện là người Việt, về cha ông đã
“mang gươm đi mở nước’ và thích thú đọc các bảng gia phả đất Quảng, tự hào với
hai từ “bình Chiêm”. Càng lớn lên, linh mục không còn hứng thú với những ý
tưởng đó. Người việt, người Chăm không có thể thay đổi lịch sử, cũng như Hoa
Kỳ, Australia không quay lại sống lịch sử ba trăm năm về trước được. Tuy nhiên
không nên có thái độ một chiều phóng đại, tự cao coi thường “bên thua cuộc”.
Việc đại đoàn kết dân tộc, 54 dân tộc trên quê hương Việt Nam, sẽ không bao giờ
giải quyết được nếu “bên thắng cuộc” cứ tiếp tục hành xử cao ngạo , khinh
thường những kẻ chiến bại.
Trước câu hỏi: Ai là những người kế
thừa văn hóa Chăm.
Linh mục Antôn đã trả lời với cô:
Chúng tôi đây, cư dân Miền Trung từ Hà Tĩnh trở vào.
Tuy người Chăm phải rút lui khỏi
nhiều vùng đất sau chiến tranh Chiêm-Việt, nhưng không phải là toàn thể người
Chăm. Nông dân tiếp tục công việc đồng áng, ngư dân tiếp tục đánh bắt, tiều phu
đốn gỗ trong rừng nhất là những nơi chiến sự không lan tới.
Trước khi chiến tranh xảy ra giữa
hai dân tộc, đã có người Việt sinh sống tại vùng đất Champa. Nhóm đầu là những
người bị truy lùng vì lý do chính trị, hình sự phải trốn tránh hay do bị đày ải
đến vùng biên cương đã đào thoát sang nước bạn.
Nhóm khác xa rời quê hương vì vì lý
do kinh tế, bị bắt làm nô lệ hay có máu phiêu lưu. Xa lìa miền Bắc như vậy chắc
chắn họ không thể mang theo vợ con Rồi chiến tranh Chiêm-Việt xảy ra vào các
triều Lý, Trần, Lê, Nguyễn, số tù nhân hai bên có khi lên số hàng vạn, sau khi
được tha, họ phải định cư tại chỗ và chuyện chồng Việt vợ Chăm ở miền Nam hay
chồng Chăm vợ Bắc là chuyện bình thường, dễ hiểu.
Do đó việc dân chúng miền Trung mang
mình ít nhiều huyết thống Champa, hay quanh Hoa Lư cũng như Hà Nội, qua những
cung nữ, tù binh, nhạc công, thợ thủ công,… mà nhà Lý, Nhà Trần đưa về, “gen
Chăm” không phải ít.
Không chỉ là máu huyết mà còn bao
chất liệu văn hóa, văn minh Chăm đi vào truyền thống Việt Nam.
Về âm nhạc, vũ điệu người ta bàn
nhiều đến các điệu dân ca và cung đình Huế.
Về kiến trúc, tiếp xúc với các cổ
vật gốm Champa Trà Kiệu quá nhiều, khi đến Hoa Lư lần đầu và sau đó đến Văn
Miếu nhìn những viên gạch, ngói,… tôi ngờ ngợ không biết phải chăng là của
người Việt hay từ những thợ Chăm. Sau nầy các phát hiện tại Hoàng Thành Thăng
Long càng nhấn mạnh đến ảnh hưởng Chăm trong các vật liệu xây dựng và trang
trí. Gốm sành miền Bắc sao giống quá những đồ sành trước thế kỉ 11 của Trà
Kiệu.
Về kĩ thuật vận chuyển đường sông
đường biển: ghe bầu miền Trung rất khác với các con thuyền miền Bắc.
Về ẩm thực với các loại nước mắm,
mắm, bánh tét, mì Quảng,… dấu ấn Chăm quá rõ.
Cả trong kiến trúc nhà rường, ngói
âm dương, nhà tranh … trong cách gọi trâu bò v.v. ảnh hưởng Champa đâu ít.
Rồi giọng nói, ê a kinh kệ cũng có
nhiều điểm tượng đồng.
Tuy do ảnh hưởng tôn giáo và văn hóa
Ấn Độ phía Nam và Trung Hoa phía Bắc có khác biệt, dân tộc kinh đa số ít quan
tâm đến những gia sản vật chất và phi vật chất của các nhóm thiểu số nhưng tiếp
tục hành xử như thế thì sẽ làm nghèo đi nền văn hóa nhiều nhóm dân tộc tích tụ
từ hàng ngàn năm trên đất nước nầy.
Sau nầy trong luận án của cô Regina Legrand có ghi:
“Theo Cha Antôn Nguyễn Trường Thăng, sáng lập bảo tàng tư
nhân cổ vật Champa nhà thờ Trà Kiệu thì không chắc là những kẻ thực dân đất đai
Champa đã mang gia đình theo, ít nhất là trong giai đoạn đầu tiến hành việc
thực dân, vì những điều kiện khắc nghiệt. Họ đã lập gia đình khác với những phụ
nữ Champa.
Linh mục chắc chắn là mình có máu Chăm trong huyết quản
và ước tính những ai có tổ tiên gốc gác miền Trung cũng như vậy. Những lời nầy
xem ra được phóng đại, nhưng có thể dùng để cân bằng cái phiên bản chính thức
của các bảo tàng Việt Nam. Theo đó thì hiện nay trên những vùng đất xưa của
Champa là đại bộ phận người Việt hay Kinh, nơi đây nơi kia là những ốc đảo biệt
lập của các dân tộc thiểu số, trong đó có người Chăm. Chân lí phải nằm đâu đó
giữa hai thái cực nầy ”.
“Selon la Pere Antoine
Nguyen Truong Thang, fondateur du musée privée d’antiquités du Champa de
l”Eglise de Tra Kieu, il est peu probable que les colonisateurs des territoires
du Champa aient emmenées leurs familles, du moins dans la premiere phase du
processus de colonisation, car les conditions étaient rudes.Ils auraient fondé
d’autres familles avec des femmes du Champa. Il est sur d’avoir du sang Cham
dans ses veines et il estime que tous ceux dont les ancêtres sont issus du
centre du Vietnam l’ont aussi. Ces propos sont peut – être exagéres, mais ils
serviraient a équilibrer la version officielle presentée dans les musées
vietnamiens, selon laquelle il y aurait actuellement dans les anciens
territoires du Champa une large majorité des viêts ou khin, avec ici et la,
quelques ilôts isolés d’ethnies minoritaires, dont des cham. La vérité doit se
trouver quelque part entre ces deux extrêmes”.
Có thể nhiều người Kinh cực đoan sẽ
không chấp nhận lối giải thích nầy nhưng qua năm tháng, giả thuyết trên càng
ngày sáng tỏ. Từ những bài viết của tác giả Nguyễn Văn Xuân, cũng như nhiều nhà
nghiên cứu; từ những hiện vật khai quật tại Hoàng Thành Thăng Long; từ tác phẩm
“Có 500 năm như thế” của Hồ Trung Tú…; đến bài viết về Chùa Champa vùng quanh
Hà Nội của ban Tôn giáo Chính phủ; chúng ta nên nhìn nhận sự thật là trong
huyết quản người Việt có dòng máu người Chăm.
Các cô, các cậu Hà Nội chân dài, nét
đẹp thanh tú ít nhiều pha Tàu, pha Pháp; dân miền Nam cũng mang dòng máu Chân
Lạp, Khmer, nhà Minh,… các dân tộc Tây nguyên cũng vậy. Mai mốt dân Việt hải
ngoại quay về đất tổ, màu mắt, màu da, vóc dáng,… chắc rất đa dạng như dân
Israel sau 2000 năm li hương. Nên xem đó là chuyện bình thường, đừng kì thị nếu
họ không đánh mất bản sắc quê hương, tự hào dân tộc.
Trân trọng những nền văn minh, văn
hóa đó chỉ làm giàu thêm cho văn hóa, văn minh đất Việt nầy.
Không có đàn đá, trống đồng, không
có cồng chiêng, đàn đáy, đàn trưng,… nền âm nhạc chúng ta sẽ nghèo đi. Không có
các loại váy, hoa văn thổ cẩm, vòng kiềng hoa tai các dân tộc anh em trang phục, trang sức Việt Nam sẽ bị hạn chế.
Rồi ẩm thực, rồi phong tục tập quán,… hãy chọn những món ngon, cái hay cái đẹp
chúng sẽ làm giàu cho đất nước Việt Nam.
Trong luận án của mình, cô Regina
Legrand có tóm tắt ý kiến của Gs Lefèvre Vincent: muốn nhận là thừa kế di sản
cần có:
+ sự hiện hữu các di tích;
+ sự hiện hữu của người thừa kế;
+ các nhà thừa kế phải ý thức nhìn
nhận giá trị di sản.
+ thể hiện sự ý thức nhìn nhận đó
qua việc bảo dưỡng và nghiên cứu.
(Lefevre, Vincent (2006), Y-a-t-il
un patrimoine cham?, in: “Cahiers de Mariemont 34, L’Art du Champa, Musee Royal
de Mariemont, Morlanwelz, 2006, trích từ bài viết của Regina Legrand)
Hai điểm đầu: hiện hữu di tích, hiện
hữu người thừa kế quá rõ.
Về hai điểm sau: người thừa kế nhìn
nhận giá trị di sản và bảo dưỡng nghiên cứu; người Việt, nhất là người Việt gốc
Chăm, cần tăng cường thêm ý thức vì xem ra hiện nay đa số người Việt (Kinh) ít
lưu tâm đã đành mà người Chăm chính gốc xem ra cũng hờ hững.
Trong giai đoạn toàn cầu hóa mọi
việc, kể cả văn hóa hôm nay, thời điểm mà các nền văn hóa lớn muốn áp đặt, chèn
ép, triệt tiêu các nhóm thiểu số, nếu dân tộc Việt Nam tiếp tục suy nghĩ nông
cạn bằng cách loại trừ những nhóm thiểu số tại quê hương, không nhận ra những
đóng góp giá trị của các nền văn hóa đó thì tự mình làm nghèo đi di sản và
không góp phần làm phong phú thêm di sản vật thể cũng như phi vật thể của thế
giới.
Người dân Việt Nam và miền Trung nói
riêng sao lại hững hờ, hãy can đảm thừa nhận mình là những người thừa kế văn
hóa Chăm trong việc tiếp thu, bảo dưỡng và làm phong phú thêm những giá trị đã
được toàn thế giới công nhận.
Nguồn: FB Trần Can
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
thach.michelia@gmail.com