Khu vườn văn học Chăm có nhiều kỳ
hoa dị thảo mang nét đặc trưng rất riêng không thể lẫn lộn với những nền văn
hóa hóa khác trong khu vực hay thế giới. Mỗi một bông hoa ngọn cỏ lại mang
hương sắc khác nhau mà tùy theo sự thưởng lãm của mỗi người sẽ mở phơi một thế
giới mới lạ cho cuộc sống đơn điệu nhàm chán hôm nay đang xói mòn sự lặp lại.
Văn là người, văn học là môn học để làm người! Từng dân tộc sẽ tự hào về những
tác phẩm tác giả tiêu biểu, đại diện xứng đáng cho tâm tư tình cảm của con
người mình, quá trình phát triển tồn vong của một đất nước qua từng thời kỳ
tiến hóa. Từ đó định hướng và định hình từng giai đoạn lịch sử trong hôm nay và
cả mai sau. Đó là một bài học lớn không dễ tiếp thu và kế thừa! Bài học ấy
không chỉ xác lập tư thế của mỗi con người mà còn xác minh giá trị chúng ta
đang sống và thừa hưởng. Đó còn là nền tảng và cầu nối giúp con người sống tốt,
sống đẹp và bình yên!
Nếu được như thế, Ariya Bini – Cam xứng đáng là đại biểu để phản ánh những điều nó đang cưu
mang. Và xứng đáng hơn, đó là bài học lớn cho chúng ta tự khám phá chính mình
và đồng loại.
I. Sơ lược về tác phẩm:
1/ Thời kỳ quá độ:
Không một tác phẩm văn học cổ điển Chăm nào còn lưu truyền đến hôm
nay xác định được ngày tháng năm sinh. Chỉ có thể căn cứ vào văn cảnh trong bối
cảnh lịch sử mà nội dung tác phẩm phản ảnh để đoán định một cách tương đối nếu
không được nghiên cứu thấu đáo với những tư liệu có đầy đủ cơ sở chứng minh
mang tính thuyết phục bởi dẫu sao tất cả dường như đã tuyệt tích thất truyền.
Qua những tình tiết và diễn biến câu truyện chúng ta có thể lờ mờ nhận ra rằng,
trong thời điểm này vương quốc Champa đã mất hẳn nền độc lập, không còn vua
chúa, xã hội hỗn loạn, dân tình ly tán… Đất nước đang trải qua một cuộc thay
đổi lớn, chiến tranh đã kết thúc để nhường chỗ cho thương thuyết mang tính
ngoại giao đàm phán. Vương triều vua Po Rome sụp đổ vào năm 1650. Đất nước bỏ
ngỏ với những cuộc tháo chạy di tản bằng đường bộ về phía Nam đến Campuchia và đường biển phía đông bằng
thuyền hướng về Malaysia .
Một thời gian không lâu sau đó, có một phái đoàn ngoại giao từ Malaysia
đến đàm phán hiệp thương nhưng bất thành. Có lẽ đó là thời điểm Ariya Bini Cam ra đời!
2/ Nhân thân tác giả:
Cũng như tất cả tác phẩm văn học Chăm khác đều vô danh. Không ai
có đủ thời gian và không gian để lưu danh và ca tụng tác giả cho dù đó là một
thiên tài hay đấng quân vương xuất thế! Dựa vào nhân xưng trong cốt truyện thì
đấy là tự tình, đối thoại và độc thoại giữa một chàng trai và người con gái
trên con đường dài rượt đuổi tình yêu và sự sống. Đấy là một nàng công chúa đẹp
tuyệt trần đến từ Mecca
mang một sứ mệnh riêng và một hoàng thân Chăm có một trách nhiệm nặng nề trong
việc níu kéo vô vọng những gì còn lại sắp tuột khỏi vòng tay rời rã. Làm sao
một ai đó còn đủ tâm trí và thời khắc đã ghi lại những giây phút bi thương khổ
lụy. Một người nào khác đã viết thay và người đó phải hội những yếu tố:
- Cùng đi với hoàng thân Chăm trong suốt đoạn đường.
- Là bạn bè hoặc anh em thân tộc, là người trong cuộc hiểu được
tình cảm khuất tất giữa hai người. Cũng như thời cuộc chính trị xã hội cùng
những diễn biến đang và xảy ra từ đầu đến cuối.
- Là người có học thức rộng và có năng khiếu văn chương. Có thể đó
là nhà thơ cung đình, nhà sử học, xã hội học… và được hoàng thân Chăm tin tưởng
giao phó nhiều trọng trách.
3/ Số phận tác phẩm:
Khi viết những dòng này, trong đáy thẳm cõi lòng tôi thật sự biết
ơn nhà nghiên cứu, nhà thơ Inrasara đã biết và dám hy sinh quãng đời trai trẻ
của mình để sưu tầm, chắt lọc… và nhất là đã cho ra mắt, coi như đã khai sinhAriya Bini-Cam trong cuốn Văn học Chăm xuất bản năm
1994 đến đông đảo bạn đọc ham muốn được tiếp cận văn chương Chăm để qua đó có
thể hiểu hơn về người Chăm. Nói như Inrasara: “Ariya Bini-Cam được
nhắc đến trong dư luận quần chúng Chăm như là một huyền thoại hơn là một thực
tế. Người ta nghe nói đến nó, biết là tác phẩm đã có xuất hiện, nhưng không một
ai biết là người nào đang giữ nó cả. Người viết (Inrasara) rất may mắn được đọc
tác phẩm này ở bản chép tay của ông Than Tiơng chép vào năm 1903. Thi phẩm này
dài khoảng 650 câu lục bát, nhưng lúc này bản thảo dã bị thất lạc và người viết
chỉ còn giữ lại được 324 câu. Phần giữa của tác phẩm chủ yếu mô tả cảnh đẹp
thiên nhiên của đất nước thì đã mất!
Nói như thế để biết rằng số phận của Ariya Bini-Cam thật
mỏng manh bạc bẽo! Phần giữa đã mất hẳn và đang thất lạc khoảng 326 câu nghĩa
là đứt hơn một nửa, mà qua đó biết đâu sẽ phát lộ nhiều giá trị không thể lường
hết và trước mắt là củng cố giá trị thực của tác phẩm. Ariya này vì một lý do
nào đó không được phổ biến rộng rãi trong quần chúng như những Ariya khác và
nếu ai cũng muốn sở hữu riêng tư độc quyền thì đúng là lãng phí một tuyệt tác,
uổng phí cả một đời người! Và một khi Ariya Bini Cam đã đến với bạn đọc hơn mười năm. Ai đã
đọc ra và hiểu như thế nào? Cảm nhận được điều gì? Cơ quan nào đã nghiên cứu
thẩm định và phổ biến? Tất cả lại im lặng, dần rơi vào lãng quên số phận tiền
kiếp! Và dòng này chỉ gợi mở một chân trời mờ xa…trong tầm nhìn hẹn hẹp có thể.
II. Đôi điều cần minh định:
Vì nhiều yếu tố mang tính khách quan và chủ quan, nên những văn
bản Ariya Chăm thường khó hiểu hay bị hiểu sai lệch. Điều đó là tất yếu bởi
nhiều di sản được đọc qua lăng kính quan điểm cảm thụ của mỗi cá nhân. Điều
quan trọng là ngữ pháp và từ vựng Chăm ngày càng bị mai một biến nghĩa. Thủ
pháp nghệ thuật và cách tư duy của người xưa không cùng hệ với cách cảm nhận và
biểu đạt với người thời nay. Cho nên, để cảm thụ phần nào cho dù mới bước đầu
tiếp cận Ariya Bini-Cam,
chúng ta cần minh định một số vấn đề cơ bản nhất quán để từ đó san sẻ cùng nhau
những giá trị cần được khám phá và hướng đến.
1/ Tựa đề tác phẩm
Ariya Chăm thường không tựa đề hay tên gọi tác phẩm. Tùy quan điểm
và quán tính mà mỗi người gọi tên tác phẩm theo ý riêng và từ đó thành ý chung
nếu hợp lý. Ở đây, chúng ta thử có một cái nhìn mới trên nền tảng riêng và
chung đó để có một sự thống nhất cần thiết cho tên gọi tuyệt tác này!
Theo quan điểm của EFEO – Malaysia khi Ariya này được in vào
năm 2000 với tựa đề là Nai mai mưng Mưkah.
Còn trong bản in của Inrasara trong cuốn Văn học Chăm năm 1994 là Ariya Bini-Cam. Trong tuyển tập Tagalauin năm 2001 cũng lấy tên là
Ariya Bini-Cam dựa theo ba tiêu chí sau:
- Từ hay câu đầu tiên của tác phẩm.
Ví dụ: Glơng Anak, Xah Pakei…
- Nhân vật chính của cốt chuyện:
Ví dụ: Inra Patra, Dewa Mưno, Um
Mưrup, Twơn Phauw…
- Từ chủ đạo phản ảnh nội dung:
Ví dụ: Ariya Nau Ikak, Pauh Catwai,
Cam-Bini, Ariya Nưsak Asaih, Ariya Bini-Cam thuộc trường hợp thứ ba nên quần chúng
Chăm đã gọi nó như thế (cả Inrasara và Tagalau) coi như là
đối trọng của Ariya Cam – Bini (gái Chăm đặt trước trai Bini theo mẫu
hệ và là nhân vật chủ đạo) để tiện gọi tên và phân biệt hai tác phẩm. Khi rà
soát lại ba tiêu chí trên thì chúng ta ất có nhận định sau:
- Nếu lấy từ hay câu đầu tiên của tác phẩm thì sẽ là: Nai mai mưng Mưkah…
- Hoặc nhân vật chính của cốt truyện thì cũng: Nai mai mưng Mưkah mới có sự kiện và sự cố này.
- Tìm từ chủ đạo để phản ánh nội dung lại càng hiện rõ: Nai mai mưng Mưkah là tiền
đề và kết cục tác phẩm muốn chuyển. Một điều quan trọng không thể kém, vì đây
là tác phẩm văn học nên cần mang một tên gọi theo tinh thần văn học có nghĩa,
có sự bay bổng và lãng mạn. Thêm một điều tế nhị cần kiêng kỵ nên xóa bỏ trong
sự phân biệt Cam/Bini và Bini/Cam không chỉ trong tên gọi tác phẩm mà còn trong
hiện thực cuộc sống hôm nay. Bởi vậy chúng ta cũng nên thay đổi cách nghĩ và
cách gọi nếu thấy cần thiết là như thể và có thể làm được trong sự cảm thông
san sẻ. Cho nên mạn phép độc giả được gọi Ariya này tình ca người xa xứ dịch
thoáng từ tựa đềNai
mai mưng Mưkah cho dù
nai đã về rồi lại ra đi biệt xứ!
2/ Nàng là ai?
Để hiểu rõ mục đích của từng đối tượng qua tâm trạng và diễn biến
tâm lý nhân vật trong từng tình huống cụ thể. Người cần xác định nhân thân đầu
tiên chính là người con gái đến từ Mecca .
Nàng là ai và đến vương quốc Champa để là gì? Nàng đến trong bối cảnh tình hình
đất nước thế nào? Nếu không nắm được thời điểm lịch sự, cách biểu đạt qua ngôn
ngữ sử dụng đặc trưng Chăm và thông qua logic lý luận văn học mang phong cách
Chăm mà chúng ta sẽ bàn sau thì dễ bị hiểu lầm và ngộ nhận đáng tiếc làm sai
lệch ý nghĩa mà văn bản muốn truyền đạt hay thông báo. Vài dẫn chứng cụ thể để
lí giải.
a/- Trong câu đầu tiên Nai mai mưng Mưkah nghĩa là nàng về từ Mecca – Từ “mai”
trong tiếng Chăm được dịch qua tiếng Việt có hai nghĩa tùy theo tình huống điểm
đi và điểm đến. Từ “về” để xác định một người đi đâu đó và trở về nhà và chuyện
đó được xảy ra được khẳng định một cách chắc chắn. Từ “đến” được đặt câu hỏi
khi chưa xảy ra hay tái xác nhận một chuyện đã xảy ra trong câu trả lời có hoặc
không trong thì quá khứ tiếp diễn chưa xác định rõ ràng. Nàng trở về, đó là
điều tất yếu nhưng không về nhà ngay mà lại dừng chân ở Harơk Kah Harơk Dhei vì
sứ mệnh của nàng là ở đấy. Cách dẫn nhập dễ gây nhầm lẫn rằng nàng là người xa
lạ, người nước ngoài, công chúa Mã Lai chăng?!
b/- Nàng và chàng đã có quá trình sống thân thiết bên nhau và có
sợi dây tình cảm gắn bó chặt chẽ từ trước khi nàng đi và đến cũng như đã có một
thời gian dài xa cách nhớ nhung, cần có nhau để san sẻ tâm tình.
Than ai mưtrak dwa bira
Bira ka ia, bira tra ka mưyut
Wơr ia tian ai mưdrut
Su-on mưyut than ai mưjơl
Hai vai anh mang nặng hai tình
Tình cho quê hương, tình cho người nhớ
Quên xứ sở cho lòng anh đau khổ
Nhớ người tình cho trí quẩn, tim đau (Inrasara dịch)
Bira ka ia, bira tra ka mưyut
Wơr ia tian ai mưdrut
Su-on mưyut than ai mưjơl
Hai vai anh mang nặng hai tình
Tình cho quê hương, tình cho người nhớ
Quên xứ sở cho lòng anh đau khổ
Nhớ người tình cho trí quẩn, tim đau (Inrasara dịch)
Có ngày tháng sống bên nhau trong lâu đài cung điện, vui đùa thỏa
thích bên nhau lúc biến cố lịch sử chưa xảy ra.
Dwah pơng xơp thei đom klau.
Drơh xơp kanai kuw dalam mưdhir kal deh.
Ni mưdhir drei tayah abih (lưu ý chữ drei chúng ta).
Kwơk gaha paraung paraih, halei thap ra yaw.
Tìm nghe tiếng ai nói cười
Như tiếng người tình ta nơi hoàng cung cũ
Nay đền đài nát đổ
Đâu tiếng người xưa vọng vang?
Drơh xơp kanai kuw dalam mưdhir kal deh.
Ni mưdhir drei tayah abih (lưu ý chữ drei chúng ta).
Kwơk gaha paraung paraih, halei thap ra yaw.
Tìm nghe tiếng ai nói cười
Như tiếng người tình ta nơi hoàng cung cũ
Nay đền đài nát đổ
Đâu tiếng người xưa vọng vang?
Hiểu nhau thấu đáo từ nhận dạng qua mái tóc biểu cảm đến tình tình
trong ánh mắt nhìn chứa chan kỷ niệm xa xưa.
Kanai dhi dhaw mưng bbuk.
Mưlơng bimi mưng bbauk, jak ghơh mưng mưta.
Thaik lipei mưng di hia.
Mưdơh jơh dalam ia tangin ai tapong rauk.
Em nhu mì vùng mái tóc đẹp xinh
Ánh mắt tinh anh, dịu hiền màu má
Là nỗi mơ tim anh hằng ấp ủ
Từ xa xưa
Nay thức giữa quê hương
Hai tay anh trìu mến nhẹ nâng
Mưlơng bimi mưng bbauk, jak ghơh mưng mưta.
Thaik lipei mưng di hia.
Mưdơh jơh dalam ia tangin ai tapong rauk.
Em nhu mì vùng mái tóc đẹp xinh
Ánh mắt tinh anh, dịu hiền màu má
Là nỗi mơ tim anh hằng ấp ủ
Từ xa xưa
Nay thức giữa quê hương
Hai tay anh trìu mến nhẹ nâng
c/- Nàng phải có trách nhiệm với đất nước đã cưu mang nàng sinh ra
và lớn lên. San sẻ cùng chàng tình yêu thương dân tộc trong hoàn cảnh nước sôi
lửa bỏng. Thủy chung trong tình yêu nhân nghĩa mà hai người đã có với nhau
tưởng như không thể chia lìa.
Mưyut halei mưyut klauh prưn.
Hake thuw damưn grơp ditbiya.
Mưyut halei mưyut đung ba.
Mưyut oh kuhria harei hadei pađik.
Mưyut tadơr hatai tablơk phik.
Mưyut twei tamư Parik mưyut wơk Ia Trang.
Mưyut tagok glai klauh xwan.
Mưyut panưh nưm ngan xakkarai xarak.
Mưyut ni payuw yut klak.
Mưyut pabbak ngan yut pataba.
Tình nào tình nỡ đi hoang
Để cho sự nghiệp tiêu tan theo tình
Tình nào đã cưu mang. Cho nỗi
Khổ lụy làm gia sản đời sau
Tình si rồi thoảng qua mau
Tình qua Phan Rí, tình vào Nha Trang
Lên Cao nguyên, nửa hồn giẫy chết
Tình thiên thu ai viết thành thơ
Tình này có tựa tình xưa
Tình xum họp? Hay tình vừa phân li?
Hake thuw damưn grơp ditbiya.
Mưyut halei mưyut đung ba.
Mưyut oh kuhria harei hadei pađik.
Mưyut tadơr hatai tablơk phik.
Mưyut twei tamư Parik mưyut wơk Ia Trang.
Mưyut tagok glai klauh xwan.
Mưyut panưh nưm ngan xakkarai xarak.
Mưyut ni payuw yut klak.
Mưyut pabbak ngan yut pataba.
Tình nào tình nỡ đi hoang
Để cho sự nghiệp tiêu tan theo tình
Tình nào đã cưu mang. Cho nỗi
Khổ lụy làm gia sản đời sau
Tình si rồi thoảng qua mau
Tình qua Phan Rí, tình vào Nha Trang
Lên Cao nguyên, nửa hồn giẫy chết
Tình thiên thu ai viết thành thơ
Tình này có tựa tình xưa
Tình xum họp? Hay tình vừa phân li?
* Qua những câu thơ dẫn chứng trên chúng ta có thể xâu chuỗi thành
một câu chuyện xuyên suốt mà nàng và chàng đã biểu hiện qua tự thoại và đối
thoại để có một kết luận. Nàng là một người con gái trong hoàng tộc Chăm đã
sống gần gũi bên nhau và có tình cảm nồng thắm với chàng trong một thời gian dài
khi đất nước còn thanh bình. Có hai giả định cho lý do nàng ra đi và bỏ về.
- Một là nàng đã ra đi cầu cứu nước láng giềng Mã Lai khi triều
đại Po Rome chưa sụp đổ, còn đang tìm cách ứng phó với chiến tranh.
- Hai là nàng ra đi sau biến cố lịch sử đó và trở lại cùng phái
đoàn ngoại giao Mã Lai cho cuộc thương thảo về vận mệnh đất nước với cơ may còn
cứu vẫn phần nào vận mệnh dân tộc .
Bởi thế chúng ta không nên ngạc nhiên khi nghe chàng nhắc đến kỷ niệm xưa để thuyết phục nàng hồi tâm cũng như không trách vội tác giả đã hư cấu tình tiết một cách phi lí quá đáng và không hiểu giáo luật Islam hoặc dẫn dắt câu chuyện thiếu cơ sở, phản khoa học…
Bởi thế chúng ta không nên ngạc nhiên khi nghe chàng nhắc đến kỷ niệm xưa để thuyết phục nàng hồi tâm cũng như không trách vội tác giả đã hư cấu tình tiết một cách phi lí quá đáng và không hiểu giáo luật Islam hoặc dẫn dắt câu chuyện thiếu cơ sở, phản khoa học…
Không thể có trường hợp một chàng trai mới gặp một cô gái lần đầu
mà lại hiểu đối tượng một cách tường tận đến vậy, biểu hiện tình cảm quá mức
đến vậy, nhớ nhung khắc khoải quá đáng đến vậy. Với lại cô gái còn đi chung với
nhiều người, nhiều việc phải làm. Chàng trai còn phải rượt đuổi, năn nỉ giãi
bày muốn đứt hơi, chứng kiến nhiều cảnh tranh chấp máu me… còn đâu tâm trí và
thời gian để ôm ấp yêu thương nếu chúng ta chưa xác định được nàng là ai để từ
đó cảm thụ được giá trị tác phẩm.
3/ Địa danh thật và ảo
Một điều cần lưu ý khi xác định địa danh trải khắp trong tác phẩm.
Có một số địa danh thật mang tính hành chính địa lí vùng miền như Pangdarang
(gồm Ninh Thuận và Bình Thuận). Ia Trang và Nha Trang thuộc tỉnh Khánh hòa ngày
nay. Một số tên làng mà ngày nay vẫn còn tồn tại như Bicam (Tánh Linh), Caraih
(Châu Hanh , Ia Nhjar (Thanh Khiết) hoặc không còn dấu
tích như Lambar (Lâm Giang), Palei Batthinưng (?). Một số địa danh lịch sử có
thật nhưng không xác định được nơi chốn cụ thể cần tiếp tục xác minh lại như
tên một số kinh đô: Bal Hauguw (Quảng Ngãi), Bal Angwei (Quảng Ngãi), Bal
Sribanưng (Bình Định), Bal Lai, Bal Huh (Phú Yên), Bal Debare (?), Bal He (?).
Một số kinh đô được xác định như Bal Caung ở Chung Mỹ, Bal Riya ở Bỉnh Nghĩa… ở
Ninh Thuận. Trong đó song hành tồn tại một số địa danh ảo mang tính văn học
luôn biến đổi tùy theo từng giai đoạn cùng ý nghĩa lịch sử. Chúng ta thử lần
lượt phân tích và kiến giải để làm sáng tỏ.
- Thứ nhất là địa danh Mưkah: Rõ ràng đây là thánh địa Mecca , trung tâm của đạo
Islam, nơi xuất phát và phổ biến Islam đi khắp thế giới. Thực tế thì địa danh
thật ở đây là Kalantan thuộc vương quốc Malaysia , nơi mà nàng công chúa đã
đi và về rồi lại ra đi mãi mãi. Trước đó, Ppo Rome cũng đã đến đây học đạo cũng
là một phương thức liên minh với nước láng giềng này nói riêng và sức mạnh của
Islam nói chung để bảo vệ đất nước luôn bị chiến tranh đe dọa. Do đó, từ Mưkah
để chỉ con người theo đạo Islam, đất nước Hồi giáo và đây là từ đặc trưng mang
tính văn nghệ văn học. Cho nên dưới cái nhìn sử học, Mưkah ở đây chính là
Kalentan Malaysia .
- Thứ hai là địa danh Harơk Kah Harơk Dhei:
Chúng ta thử phân tích và quy nạp đoạn thơ sau:
Patau Po halei Harơk Kah.
Đwa nau limah tok kamei Ywơn.
Mưyut halei mưyut klauh prưn.
Hake thuw damưn grơp ditbiya.
Nhớ khi xưa Harơk Dhei Harơk Kah
Ông vua nào đổi lấy gái Kinh
Tình nào tình nỡ đi hoang
Để cho sự nghiệp tiêu tan theo tình
Đwa nau limah tok kamei Ywơn.
Mưyut halei mưyut klauh prưn.
Hake thuw damưn grơp ditbiya.
Nhớ khi xưa Harơk Dhei Harơk Kah
Ông vua nào đổi lấy gái Kinh
Tình nào tình nỡ đi hoang
Để cho sự nghiệp tiêu tan theo tình
Hai câu trên ứng với sự tích trong sự liệu Chế Mân đổi hai châu Ô
Rí để cưới Huyền Trân Công Chúa. Hai câu thơ trước được liên tưởng để minh họa
sự kiện hiện tại trong hai câu thơ sau. Có thể nàng công chúa đã là đại diễn
chính thức của triều đại Champa lúc đó (dù đã thất trận), vừa là đại diễn chính
thức trong phái đoàn đến từ Mã Lai đến đàm phán đã đồng ý nhường lại hai tỉnh
Phú Yên và Khánh Hòa để đánh đổ chủ quyền còn lại vùng đất Panduranga gồm Ninh
Thuận và Bình Thuận ngày nay. Do đó chàng trai đã oán trách cô gái đã hành động
không khác mấy so với vua Chế Mân thời trước, nỡ lòng nào lại không tiếc rẻ đất
đai của tổ tiên gầy dựng.
Trở lại địa danh Harơk Kah Harơk Dhei, nhiều người cho rằng đó là
Thuận Châu và Hóa Châu tương ứng với Châu Rí và Châu Ô. Theo ngữ nghĩa Chăm thì
ô là không, nghĩa là không chấp nhận; Từ Rik là đóng góp nghĩa là đồng ý cho,
ưng thuận để đánh đổi (ở đây, chúng ta không nói đến sinh lễ hay của hồi môn mà
sử sách đề cập, vì có thể đây chỉ là một hợp đồng chính trị). Từ đó, Châu Rí
được dịch theo đúng nghĩa Hán là Thuận Châu (Quảng Bình, Quảng Trị) và Châu Ô
được dịch theo đúng nghĩa là Hóa Châu (Thừa Thiên-Huế). Lưu ý là từ Hóa xuất
phát từ sự kiện trên, nghĩa là biến đổi một cái gì đó từ không đến có, từ không
cho đến phải cho và từ Huế là một cách nói khác đi chữ Hóa nguyên thủy.
Còn Harơk Kah Harơk Dhei là tên của một loài cỏ lau có hoa màu
trắng hay đỏ tím thường mọc những nơi hoang vu đềo heo hút gió mà ngày nay nếu
chúng ta đi qua đèo Hải Vân, đèo Ngang hay bất cứ đèo nào cũng đều thấy chúng
mọc rậm rạp che khuất tầm nhìn. Có lẽ đây là tiếng gọi dân gian. Chúng ta thử
suy diễn: Kah nghĩa là rẽ ra để chen vào; Dhei; nghĩa là trán. Triết lý Chăm
nói rằng trán con người là cao nhất, theo nghĩa bóng đó là tư duy trí tuệ,
nghĩa đen lập luận rằng bầu trời cao đến mấy con người vẫn nhìn thấy, còn vầng
trán mình thì không ngước đến bao giờ! Bởi thế, Harơk Kak nếu mình muốn tìm đến
thì chịu khó rẽ cỏ lau mà chen vào thì có thể thấy một cái gì đó. Còn Harơk Dhei
thì đã ngút tầm nhìn, một cái gì không thể với tới, vô vọng!
Nhưng trong thực tế, địa danh Harơk Kah Harơk Dhei mà tác phẩm nói
đến ở đây là ở Phú Yên (Khánh Hòa), nơi nàng công chúa điều đình với những điều
kiện nhất định. Bởi thế chúng ta nên hiểu địa danh Harơk Kak Harơk Dhei là ranh
giới cực Bắc ở vương quốc Champa ngày xưa, miền địa đầu của tổ quốc. Đường biên
ấy luôn trong xu thế lùi dần về phía Nam mà ngày nay nếu có ai hỏi nó ở
đâu thì nên chỉ ngay ở cổng rào nhà mình. Nhiêu khê và phức tạp là thế!
III. Cổ điển và hiện đại
Có lẽ nhiều người thắc mắc, vì sao người Chăm đọc Ariya Chăm lại
không cảm nhận được cái hay cái đẹp hoặc mỗi người hiểu mỗi khác. Đành chịu! Có
quá nhiều lý do đến nỗi không nói ra lại hóa hay. Trong khả năng hạn hẹp của
người viết, chỉ mong phân đoạn dàn bài hợp lý để người đọc tiện theo dõi và
thưởng thức tác phẩm.
1/ Bố cục và tóm lược:
Tác phẩm gồm 324 được chia làm 13 phân đoạn như sau:
- Từ câu 1 đến câu 10: Nàng công chúa đến từ Mecca , dừng chân tại bất cực đất nước, sau đó
đi tới Phố Hài rồi trở về Kalentan Mã Lai bằng thuyền.
- Từ câu 11 đến câu 36: Nỗi phiền muộn của chàng trai khi cô gái
ra đi, chàng một mình ngồi trên bãi biển cho đến chiều xuống trăng lên mới lên
ngựa lang thang đi về hướng Nam
đất nước.
- Từ câu 37 đến câu 48: Niềm thương nhớ chàng trai lên cao độ,
chàng hỏi mây, chim, trăng và ngay cả côn trùng có thấy bóng dáng cô gái ở đâu
không?
- Từ câu 49 đến câu 72: Ai xui khiến nàng đến từ Mưkah cho cuộc
tình đôi lứa chia ly, đất nước tan hoang dân tình khốn khổ; lại trách chàng
không giúp nàng truyền đạo Islam, như thế chẳng khác gì chẳng yêu thương nàng.
- Từ câu 73 đến câu 100: Cảnh tan hoang của thành quách lâu đài
làm chàng trai đau đớn. Chàng mong đi tu, mong được làm kiếp chim, thân cây ngô
đậu để khỏi chứng kiến, động lòng trước cảnh vật thê lương.
- Từ câu 101 đến câu 116: Chẳng còn tia hy vọng nào le lói, tài
giỏi như Xah Bin. Ppo Rome rồi cũng kẻ đi ẩn dật người chiến bại. Hình ảnh nàng
lại hiện về.
- Từ câu 117 đến câu 150: Hồi tưởng lại lời oán trách của cô gái,
do không nghe theo lời cô gái nên không giải quyết được vấn đề. Bini với Sucam
ngày càng chia rẽ.
- Từ câu 151 đến câu 180: Hồi tưởng lại ngày nàng về từ Mưkah,
nhen nhúm tình yêu giữa hai người, mang lại yên bình tươi đẹp cho đất nước và
sự no ấm trong đời sống nhân dân.
- Từ câu 181 đến câu 206: Sự thất vọng của cô gái trước tình hình
suy sụp của đất nước cùng sự bế tắc trong bất đồng quan điểm giữa hai người.
- Từ 207 đến câu 238: Thái độ dứt khoát của cô gái là thẳng đường
đi về, chấm dứt tình cảm giữa hai người khi không thuyết phục được chàng trai
làm theo ý mình.
- Từ câu 239 đến câu 294: Đến Bal Riya, liên tưởng đến hoàng hậu
Mị Ê trầm mình trong dòng Châu Giang, bỏ xác nơi đất Bắc mà ngậm ngùi thương
tiếc. Những thảm kịch lịch sử quá khứ dần tái hiện trong thực tại khi Cam – Bini đang phân rã suy tàn.
- Từ câu 295 đến câu 318: Gợi lại sự kiện Chế Mân và Huyền Trân
Công chúa dẫn đến hậu quả hôm nay. Nàng công chúa cũng lại đi vào vết xe đó
theo một chiều hướng khác nên chàng trai phải có đủ bản lĩnh giữ vững lập
trường quan điểm mình.
- Từ câu 391 đến câu 324 (hết): Tâm trạng vô vọng của chàng trai
khi bất lực trong các giải pháp cứu vãn tình yêu, đất nước và niềm tin.
2/ Thủ pháp nghệ thuật
Đây là tác phẩm văn học Chăm cổ? Tất nhiên, vì nó được sáng tác
vào khoảng cuối thế kỷ 17. Nếu phân loại theo niên đại thì hẳn Ariya này thuộc
trường phái cổ điển khi ta so sánh và đối chiếu với những Ariya đã ra đời sau
đó. Nhưng nếu đặt nó bên cạnh những tác phẩm được sáng tác trong thế kỷ XXI
này, chưa hẳn nó cổ điển trong cách quan sát, cách biểu đạt, cách đặt vấn đề…
Có thể nói nó hiện đại và như thể chưa bao giờ hiện đại đến thế! Vài đặc điểm
để minh chứng sự độc đáo và khác lạ đó.
Trong trào lưu văn chương hôm nay, kể từ ảnh hưởng Hán Nho thoái
lui nhường bước cho Tây học với những cách tân trong nhiều thể loại mới mẻ như
thơ mới, trường ca, phóng sự, tiểu thuyết, truyện ngắn… mang phong cách hiện
đại với nhiều thành tựu đáng kể. Nổi trội trong thời kỳ đầu là trường phái lãng
mạn và siêu thực. Sau đó chủ nghĩa hiện thực được đề cao tôn vinh và giữ vai
trò chủ đạo. Từ hiện thực phê phán (thói hư tật xấu), hiện thực ghi chép (người
tốt việc tốt)… đến thu nhập và lai tạo hiện thực huyền ảo, hiện thực trần trụi
(dục tính, tục tính)… tiếp nữa sẽ còn nhiều trường phái khác trong tương lai
đang ầm ỉ bùng phát. Thế thì Ariya được viết trên nền tảng nghệ thuật nào nếu
cần phải định danh tương ứng?! Bởi vì nó không có thuộc tính nào trong những trường
phái trên nên ở đây chúng ta tạm gọi là hệ phái hiện thực liên tưởng. Tác phẩm
phê phán lên án bắt cứ ai (chỉ dẫn chứng để minh họa), không ghi chép người
thực việc thực, địa danh thực (không theo một logic xác định). Không mờ mờ ảo
ảo với những tình tiết phi lý; không bóc trần những sự kiện cần thiết để dễ nắm
bắt… Chúng ta bắt đầu thử nghiệm!
- Nàng về từ Mecca :
Nàng là ai? Mecca
là nơi nào? Có phải Ra Mưkah là người nước ngoài? Mecca phải chăng ở Arập? Buộc phải liên đới
đến những tình tiết trong đoạn thơ khác để xác định.
- Rồi bước chân nàng dừng ở Harơk Kah Harơk Dhei: Tại sao nàng
không về nhà gặp người thân bạn bè, lại đi đến miền địa đầu Tổ Quốc? Harơk Kah
Harơk Dhei chính xác là ở đâu? Đến đó làm gì?
- Nàng đi đến Phố Hài: Đến Phố Hài để làm gì? Phố Hài lúc đó ở đâu
và có đặc điểm gì?
Những câu thơ nối tiếp cứ gây cho người đọc ngạc nhiên thắc mắc và buộc người đọc phải liên tưởng, kết nối với nhiều sự kiện tình tiết ẩn chứa trong tác phẩm và cả ở ngoài tác phẩm. Nó đòi hỏi người đọc phải có một kiến thức tối thiểu khả dĩ về ngôn ngữ, lịch sử, xã hội, tâm lý… cộng thêm với óc quan sát, phán đoán, suy luận… phân tích và quy nạp theo một giải pháp tối ưu có thể chấp nhận được một cách tương đối trong tinh thần văn học. Những liên tưởng đó không ngừng lại để kết luận mà tiếp tục nâng lên thành suy tưởng bằng cách đặt vấn đề: tại sao mỗi nhân vật lại có thái độ hành vi như thế, mọi phi lý tạo nghi vẫn phải được giải mã thích đáng, dưới một góc nhìn khách quan đối với nhân vật và chủ quan trong suy tưởng của người đọc như chính mình hóa thân vào nhân vật, nhập vai và xử lý vấn đề theo một chiều hướng tất yếu không thể có chọn lựa nào khác. Chưa đủ để dừng lại nếu chúng ta muốn đi tận cùng ngọn nguồn giá trị của tác phẩm. Ở đây, sự suy tưởng được đẩy lên thành siêu trưởng, để hóa giải cái không được nói đến nhưng vẫn ẩn chứa tiềm tàng trong nội dung tác phẩm. Đó là không gian và thời gian trước khi Nai trở lại và sau khi Nai ra đi hoặc tệ hại hơn. Cách xử lý vấn đề của hai người đã mang lại hiệu quả thế nào trong giai đoạn đó và ảnh hưởng đến hôm nay như thế nào? Và nếu có giải pháp tốt đẹp hơn? Tóm lại, Ariya được viết với một thủ pháp nghệ thuật không giống với bất cứ trường phái nào mà chúng ta được tiếp cận. Không dễ cảm thụ là thế! Chúng ta chỉ mới mon men làm quen tìm hiểu văn học Chăm, một phiến của văn học hiện thực liên tưởng – suy tưởng. Còn nhiều việc khác để làm, nhiều Ariya cần khám phá giải mã và đây là nấc thang cần thiết để vươn đúng tầm cao thời đại!
Những câu thơ nối tiếp cứ gây cho người đọc ngạc nhiên thắc mắc và buộc người đọc phải liên tưởng, kết nối với nhiều sự kiện tình tiết ẩn chứa trong tác phẩm và cả ở ngoài tác phẩm. Nó đòi hỏi người đọc phải có một kiến thức tối thiểu khả dĩ về ngôn ngữ, lịch sử, xã hội, tâm lý… cộng thêm với óc quan sát, phán đoán, suy luận… phân tích và quy nạp theo một giải pháp tối ưu có thể chấp nhận được một cách tương đối trong tinh thần văn học. Những liên tưởng đó không ngừng lại để kết luận mà tiếp tục nâng lên thành suy tưởng bằng cách đặt vấn đề: tại sao mỗi nhân vật lại có thái độ hành vi như thế, mọi phi lý tạo nghi vẫn phải được giải mã thích đáng, dưới một góc nhìn khách quan đối với nhân vật và chủ quan trong suy tưởng của người đọc như chính mình hóa thân vào nhân vật, nhập vai và xử lý vấn đề theo một chiều hướng tất yếu không thể có chọn lựa nào khác. Chưa đủ để dừng lại nếu chúng ta muốn đi tận cùng ngọn nguồn giá trị của tác phẩm. Ở đây, sự suy tưởng được đẩy lên thành siêu trưởng, để hóa giải cái không được nói đến nhưng vẫn ẩn chứa tiềm tàng trong nội dung tác phẩm. Đó là không gian và thời gian trước khi Nai trở lại và sau khi Nai ra đi hoặc tệ hại hơn. Cách xử lý vấn đề của hai người đã mang lại hiệu quả thế nào trong giai đoạn đó và ảnh hưởng đến hôm nay như thế nào? Và nếu có giải pháp tốt đẹp hơn? Tóm lại, Ariya được viết với một thủ pháp nghệ thuật không giống với bất cứ trường phái nào mà chúng ta được tiếp cận. Không dễ cảm thụ là thế! Chúng ta chỉ mới mon men làm quen tìm hiểu văn học Chăm, một phiến của văn học hiện thực liên tưởng – suy tưởng. Còn nhiều việc khác để làm, nhiều Ariya cần khám phá giải mã và đây là nấc thang cần thiết để vươn đúng tầm cao thời đại!
3/ Thông điệp cuộc đời:
Sau khi đã phân đoạn từng ý từng phần, liên kết những tình tiết cố
định, xác minh những địa danh cần thiết để làm sáng tỏ vấn đề. Lúc này, kịch
bản cuốn phim được hiện rõ để chúng ta có một cách nhìn toàn cảnh lớp lang mà
tác phẩm muốn thể hiện và biểu đạt. Qua đối thoại và tự thoại của đôi tình nhân
cuốn theo bước chân qua khắp mọi miền đất nước, điểm mờ và điểm sáng dần được
phân định rạch ròi như sau.
- Không gian thực và ảo được dùng qua thủ pháp âm chỉ, ẩn dụ và
đồng hóa. Mưkah là Kelautan, đất nước và người Hồi giáo. Harơk Kah Harơk Dhei ở
Quảng Bình trong quá khứ được liên tưởng đã lùi vào Phú Yên trong thực tại, chỉ
còn lại Panduranga.
- Thời gian thực và ảo: được dùng đan xen ở ba thì quá khứ hiện
tại và tương lai theo diễn biến tâm lý và tình huống qua hồi ức, ước mơ, xung
đột nội tâm và mâu thuẫn nội tại lẫn tác động ngoại cảnh. Trước cảnh tượng thê
lương hoang tàn của Bal Caung, Bal Riya… tác giả liên tưởng đến khung cảnh huy
hoàng tráng lệ của Bal Sri Banưy, Bal Hanguw trong quá khứ. Việc phải mất hai
tỉnh Phú Yên và Khánh Hòa được lên tưởng đến Châu Ô Châu Rí… thời Chế Mân.
- Nhân vật thực và ảo: Nàng công chúa phân thân trong nhiều vai
trò: Người yêu, người truyền đạo, sứ thần ngoại giao. Chàng trai đại diện cho
hoàng tộc Chăm muốn cứu vãn tình hình đất nước cùng níu kéo tình xưa nghĩa cũ
vừa là trí thức có trách nhiệm trước thời cuộc. Do đó diễn biến tâm lý và hành
động được thể hiện theo từng tình huống, bối cảnh mà nhân vật đóng vai. Trong
đó, mỗi nhân vật vừa mang danh cá nhân, vừa mang tính cộng đồng dân tộc trong
cách giải quyết và xử lý vấn đề theo quan điểm, quyết định phải chọn lựa.
* Đến đây chúng ta có thể đi thẳng vào vấn đề:
Sibơr kanai ba kalin
Bwơl ai karang, paran ai rabbah
Pacei bbwah kar jwai ah
Dahlak mưng Mưkah padơng Asulam
Yah ai gơp tawak tian
Padơng Asulam kala ka adei gơp
Nàng mang đi chiến tranh?
Quê hương anh tan tành, đám dân đen khốn khổ
Chàng chớ than em nhé!
Em là sứ giả dựng Islam
Nếu chàng có yêu em
Truyền Islam thay cho em gái
Bwơl ai karang, paran ai rabbah
Pacei bbwah kar jwai ah
Dahlak mưng Mưkah padơng Asulam
Yah ai gơp tawak tian
Padơng Asulam kala ka adei gơp
Nàng mang đi chiến tranh?
Quê hương anh tan tành, đám dân đen khốn khổ
Chàng chớ than em nhé!
Em là sứ giả dựng Islam
Nếu chàng có yêu em
Truyền Islam thay cho em gái
Đó là một đấu tranh ý thức hệ thật gây gắt và dai dẳng từ lâu. Hồi
giáo đã du nhập vào Champa rất sớm (vào khoảng thế kỷ thứ 10) bằng con đường
biển để buôn bán, giao lưu văn hóa và truyền đạo nhưng không tạo được ảnh hưởng
sâu rộng. Sau đó nhiều cuộc chiến tranh đã xảy ra giữa Champa và Java tạo nhiều
tổn thất lớn cho cả hai bên mà mục đích chính vẫn là tạo ảnh hưởng Hồi giáo
trên đất nước Champa nhưng vẫn thất bại. Cho đến thế kỷ 17, khi Champa dần dà
suy yếu, biên giới phía Bắc đã lùi dần đến, Phú Yên, thì hoàng tộc Champa mới
liên minh với Hồi giáo Mã Lai với hy vọng dựa vào thế lực này để đương đầu với
nguy cơ đe dọa từ phía Bắc. Từ đấy, nảy sinh nhiều mâu thuẫn bất đồng giữa hai
tôn giáo Bàlamôn và Hồi giáo tranh chấp, xào xáo giữa người Chăm với nhau trong
nhiều phạm vi lĩnh vực. Sự du nhập của Hồi giáo không những không mang lại sức
mạnh thật sự cho Champa đang suy yếu mà còn tạo điều kiện cho xã hội thêm hỗn
loạn và chia rẽ trầm trọng. Trong quá khứ đã như thế, hiện tại lại tiếp tục đi
theo vết xe đổ ngày xưa và chắc chắn trong tương lai không mong gì một viễn
cảnh tươi đẹp!
* Bini Sucam dom thun talah
Limưn kanai dơng sa gah, asaih kuw sa gah, ia tanưh lin tapin
Jaguk ba baul pabblaung kalin
Cam tagok Mưdren, Bini tamư Caraih
Darah xwa nhjom ken asaih
Limưn bak glaih dac ngauk haluw paran
Xứ Debare bất ổn lan tràn
Bini với Cham bao năm ròng rã
Voi em đứng một bên, ngựa anh về một ngả
Đất nước ngập chìm trong tối tăm
Thừa cơ giặc mang quân xâm lăng
Cham lên Mưdren, Bini vào Phan Rí
Máu đổ trôi thấm tràn gót ngựa
Voi mệt nhoài đứng lặng giữa đầu lâu
Limưn kanai dơng sa gah, asaih kuw sa gah, ia tanưh lin tapin
Jaguk ba baul pabblaung kalin
Cam tagok Mưdren, Bini tamư Caraih
Darah xwa nhjom ken asaih
Limưn bak glaih dac ngauk haluw paran
Xứ Debare bất ổn lan tràn
Bini với Cham bao năm ròng rã
Voi em đứng một bên, ngựa anh về một ngả
Đất nước ngập chìm trong tối tăm
Thừa cơ giặc mang quân xâm lăng
Cham lên Mưdren, Bini vào Phan Rí
Máu đổ trôi thấm tràn gót ngựa
Voi mệt nhoài đứng lặng giữa đầu lâu
Kinh khủng và thê thảm quá cho cảnh nồi da xáo thịt trong khi đất
nước đang bị tấn công! Bini là Islam được bản địa hóa, được dung hợp với
Bàlamôn để tạo Hồi giáo Champa mang bản sắc mới. Bini với Sucam còn đối xử với
nhau như thế, giờ lại thêm một nàng công chúa đến kích động, truyền bá những tư
tưởng mới, hứa hẹn một cuộc đời huy hoàng rực rỡ thì dĩ nhiên mức độ bạo động
tàn sát lẫn nhau lên đỉnh điểm trong cảnh máu đổ thịt rơi. Ngựa voi dẫm đạp lên
thân xác người chết cùng là máu mủ ruột thịt. Hệ quả là Chăm tìm thoát thân lên
núi, Bini chạy trốn chết về phía Nam , đất nước hoang tàn dân tình ly
tán! Thất bại là tất yếu, nhưng bi kịch này quá lớn cho dù kết cuộc này đã được
dự báo từ lâu trong quá khứ, đang xảy ra trong hiện tại và còn mầm móng, ung nhọt
ở tương lai. Điều đó như vừa mới xảy ra, tôi biết và anh biết?!
* Mưyut halei mưyut đung ba
Mưyut oh kuhria harei hadei pađik
Mưyut tadơr hatai tablơk phik
Mưyut twei tamư Parik mưyut wơk Ia Trang
Mưyut tagok glai klauh xwan
Mưyut palihik nưm ngan, xakkarai xarak
Mưyut ni payuw mưyut klak
Mưyut pabbak ppayuw mưyut ppataba
Krung krưc mưng di hia
Kuw caik di takai ala, kuw o ppahaluh
Mưyut oh kuhria harei hadei pađik
Mưyut tadơr hatai tablơk phik
Mưyut twei tamư Parik mưyut wơk Ia Trang
Mưyut tagok glai klauh xwan
Mưyut palihik nưm ngan, xakkarai xarak
Mưyut ni payuw mưyut klak
Mưyut pabbak ppayuw mưyut ppataba
Krung krưc mưng di hia
Kuw caik di takai ala, kuw o ppahaluh
Nàng đến từ Mecca
rồi lại ra đi vĩnh viễn, không bao giờ trở lại! Nàng đã mang lại điều gì hỡi
nàng công chúa xinh đẹp kiêu sa lộng lẫy. Ta đã cưu mang ôm ấp nàng, dành hết
cho nàng tình yêu thương đùm bọc, nàng trả nghĩa cho ta như thế ư? Sao nàng
không lường hết hậu quả, không nghĩ suy đến ngày sau đau đớn! Nàng đã lú gan
lẫn mật rồi sao?! Nàng đã đi từ Bắc vào Nam , từ xuôi lên ngược, đã chứng
kiến nhiều thảm cảnh bi kịch của đất nước nhân dân. Nàng đã tạo nên một bước
ngoặt mới, một sự kiện lớn mà sử sách khắc ghi. Người đời san sẻ thương hại hay
nguyền rủa?! Nàng đâu còn là người yêu dịu dàng đôn hậu, ngày xưa, nàng đã đổi
trắng thay đen từ bao giờ? Đành thôi kỷ niệm nhạt nhòa, tình xưa nghĩa cũ ngày
trước, giờ đây ta để dưới chân giẫm nát, bước qua như chưa từng xảy ra! Đến lúc
chàng trai đã quyết định như thế khi không còn phương cách nào để cứu vãn cho
dù đã cố hết sức mình. May thay!
* Kuw yuw urang lahih phik
Abih tamư sang mưgik, gilac duh bimong Yang
Tanưh riya kuw Pangdarang
Calah grơp jalan dhwan, baul bhap uranơm
Kuw dauk hagait dalơm tangin
Yaum sa drei cim pơr tamư lawah
Ta như kẻ mất hồn lang bạt
Cúng Thánh đường. Lên Tháp lạy Yang(33)
Đất nước ta xứ Pangdarang(34)
Người đi lưu lạc, quê hương rã rời
Ta còn gì nữa trong tay
Một con chim lạc bay vào hư không.
Abih tamư sang mưgik, gilac duh bimong Yang
Tanưh riya kuw Pangdarang
Calah grơp jalan dhwan, baul bhap uranơm
Kuw dauk hagait dalơm tangin
Yaum sa drei cim pơr tamư lawah
Ta như kẻ mất hồn lang bạt
Cúng Thánh đường. Lên Tháp lạy Yang(33)
Đất nước ta xứ Pangdarang(34)
Người đi lưu lạc, quê hương rã rời
Ta còn gì nữa trong tay
Một con chim lạc bay vào hư không.
Giờ đây chàng trai đã mất hết tất cả! Mất người yêu với bao kỷ
niệm êm đềm đẹp đẽ. Tâm trạng háo hức vui vẻ tràn đầy hy vọng khi nàng đến rồi
ê chề, chán ngán cô đơn tuyệt vọng khi nàng đi. Chàng đã mất hết nghị lực ý
chí, niềm tin hoàn toàn sụp đổ không còn khả năng định hướng con đường trước
mặt, hết vào thánh đường Bini lại lên tháp Chăm cầu thần Yang. Đất nước ta chỉ
còn lại Pangdarang, nhưng đất nước tan hoang dân lành khốn khổ, tương lai mịt
mù. Ta còn gì trong tay, có gì trong tay khi đã rã rời mòn mỏi? Như thể ta đã
là con chim bay vào hư không vô tận. Và như thế chàng trai phải chăng đã được
siêu thoát trên đồng hoang tàn đổ nát quê hương, trên bước chân đồng loại đang
ly hương lạc loài tứ tán! Đó là một lời trối trăng, một lời cảnh tỉnh, một nỗi
đau tủi nhục đọa đày trong quá khứ và hiện tại vang dội vào tương lai không âm
vọng?! Không, chàng trai đã còn lại chính mình, vẫn còn đủ tỉnh táo và sáng
suốt để giữ vững chính vận mệnh mình. Đó là nền tảng mà bức thông điệp gởi lại
cho dù không còn ai muốn tiếp nhận!
IV. Truyền thống và kế thừa
Việc sưu tầm nghiên cứu, tái hiện tái tạo bộ mặt văn học Chăm còn
nhiều bước gian nan thử thách, đòi hỏi lòng tâm huyết, tính kiên trì và một số
điều kiện phương tiện cần thiết cho công việc phức tạp khó khăn này. Đây không
phải là tự phát của một vài cá nhân trong thời gian không gian hạn hữu mà mà
phải là sự tự nguyện, phân công của nhiều người, nhiều ngành trong sự đầu tư
lâu dài thích đáng. Càng không phải là văn hóa Chăm cho người Chăm mà phải là
thành quả chung cho sự nghiệp văn hóa đa dân tộc, đa tôn giáo, đa nguyên… trên
đất nước Việt Nam thống nhất độc lập tự do và hạnh phúc. Nhiều tác phẩm mà câu
chữ còn nằm im thoi thóp thở ngột ngạt trong trang sách, cần được thổi hồn vào
phục sinh chắp cánh bay lên. Riêng với Ariya, một số điểm đáng lưu ý, là cơ sở
để triển khai trong nhiều lĩnh vực khác.
1/ Tính kinh điển
Đây là Ariya mà chủ đề của nó bao trùm nhiều vấn đề xã hội được
đóng chốt bằng thủ pháp hiện thực liên tưởng và phương pháp ám chỉ, ẩn dụ được
vận dụng đan xen xuyên suốt từ đầu đến cuối. Chỉ bằng một cuộc tình giữa đôi
tình nhân, bám theo bước chân khắp nẻo đường quê hương, nghe tâm tư tình cảm
của họ trong từng thời điểm, địa danh để biết được tình hình chính trị xã hội
lúc đó. Sự đấu tranh ý thức hệ gay gắt không chỉ giữa hai người mà khơi nguồn
cho sự chia rẽ sâu sắc giữa hai tôn giáo Bàlamôn và Islam dẫn đến cuộc huynh đệ
tương tàn thương tâm mà kết cuộc ngao cò tranh nhau, ngư ông đắc lợi. Cách thể
hiện đã dàn trải nhiều sự kiện lịch sử mấu chốt và nhiều địa danh với những đặc
điểm riêng mà ngày nay là cơ sở để kiểm chứng và xác định. Diễn biến tâm lý
tình cảm được lột tả sâu sắc, biến hóa theo từng tình huống bất định xen lẫn
vui buồn, hy vọng và thất vọng đưa đến một lập trường quan điểm nhất quán để xử
lý và giải quyết vấn đề thuộc chiều hướng logic minh bạch. Ngôn ngữ Chăm được
sử dụng thuần phục nhuần nhuyễn, chưa có dấu hiệu lai tạp pha trộn ngôn ngữ
Việt và là khuôn mẫu cho ngữ pháp từ vựng chuẩn mực cho việc phát triển và hoàn
thiện ngôn ngữ Chăm ngày nay. Có lẽ đây là tác phẩm đầu tiên kế thừa được
truyền thống văn chương bác học mà trước đó dã đứt mạch và hôm nay đã hoàn toàn
thất truyền tuyệt tự không còn lưu lại chút dấu vết nào?! Hy vọng rằng hôm nay,
từ Ariya này, dòng văn học Chăm vẫn tiếp tục chảy, kế thừa và phát huy những gì
tiền nhân để lại.
2/ Tính nhân văn
Qua những gì tác phẩm biểu hiện trong một không gian rộng lớn trải
suốt chiều dài đất nước qua mấy thế kỷ thăng trầm nhiều biến cố lịch sử. Điều
còn lại là tính người và tình người trên con đường đi tìm tự do độc lập và hạnh
phúc. Đó là những cuộc chiến liên miên tranh giành đất đai của cải trong bối
cảnh hỗn độn phi lý một cách khốc liệt đẫm máu, phi nhân tính và vô nhân đạo
đức. Tình yêu và tình người được ngụy trang hóa trang bởi những thủ đoạn chiêu
thức và hậu quả là chết chóc chia lìa, tan hoang đổ nát. Cuộc đấu tranh ý thức
hệ của nhiều nền văn hóa mong tạo ảnh hưởng thễ lực bá quyền đã hủy diệt sự
sống, tình yêu và tình người thay vì xây dựng và tôn tạo một nền văn minh đầy
tính sáng tạo trường tồn. Trong bối cảnh đó, Ariya vẫn thản nhiên tính nhân bản
và tinh thần nhân văn cao độ. Không hề oán trách, thù hận, phỉ báng một đối
trọng nào. Không quy trách nhiệm cho một đối tượng cụ thể nào. Sẵn sàng hy sinh
tình yêu một khi tình yêu đó đi ngược lại tình yêu dân tộc. Chấp nhận trắng tay
để tìm một tình yêu đích thực trong tâm hồn một khi khả năng mình không thể làm
được điều gì tốt đẹp hơn nữa. Khước từ sự cám dỗ vật chất chức quyền để thăng
hoa tâm hồn và đó là tinh thần, triết lý Chăm xưa mà nay đã phai nhạt. Đó là
một bản trường ca bất tận, ngợi ca ngay cả lúc chết chóc đau thương, tụng ca
trên đống hoang tàn đổ nát, hoan ca tràn trề trong vô vọng và tuyệt vọng. Vẫn
muốn trao, cho dù đã mất mát tất cả trong tay không còn gì. Thông điệp trong
Ariya này chỉ muốn nhắn gửi như thế!
3/ Thay lời kết
Để hiểu được một bài Ariya Chăm cần đòi hỏi nhiều công phu. Có lẽ
vì vậy mà nhiều người không thích tìm hiểu nó chăng?! Đây chỉ là một bài viết
mang tính gợi ý cho nhiều gợi ý, không phải là khuôn mẫu chuẩn mực để quy kết
mang tính giáo khoa. Chỉ là sự cố gắng hết sức, nỗ lực hết mình để phát quang
mở lối cho những cách nhìn mà mỗi người đọc phải tự chọn lựa một con đường đi
cho riêng mình vào khu vườn văn học Chăm nói chung và Ariya nói riêng. Sự tiếp
nhận và tiếp thu có thể sẽ cho bạn một điều gì đấy mới mẻ cần thiết cho tâm hồn
và đời sống vốn dĩ bộn bề hỗn độn. Đó là vinh dự và trách nhiệm của con người
Chăm yêu văn hóa Chăm để cùng giới thiệu và đồng điệu với nhiều nền văn hóa anh
em khác. Một điều cần lưu ý đúc kết trong câu: “Trong văn có sử và trong sử có
văn” luôn là nét đặc trưng của văn hóa Chăm mà xuyên suốt Ariya này hàm chứa.
Ngay cả trong Damnưy kể về những ông vua bà chúa Chăm thuở hàn vi thất thế,
phép phóng dụ và đồng hóa được vận dụng triệt để cho phù hợp với những lễ nghi
tôn giáo mà đa số khán thính giả là quần chúng bình dân có thể tiếp thu dễ
dàng. Văn bi ký cũng thế, tính sử liệu cần chính xác, cô đọng và hàm súc nhưng
vẫn bay bướm gợi mở nhiều ám chỉ ẩn ý. Do đó cần thận trọng và có tinh thần
trách nhiệm trong việc hiểu và nhận định những văn bản này. Không nên vị kỷ bốc
đồng, cao hứng nhất thời dẫn đến hậu quả nghiêm trọng tạo sự phản cảm không
đáng có và sự hài hước không đúng lúc! Vì đây là cơ sở bước đầu và đặt tiền đề
cho thế hệ sau kế thừa và tiếp nhận. Thay lời kết là lời cảm ơn tác giả đã viết
những vần thơ tuyệt tác để đời cho hậu thế và cầu chúc vong linh ông yên nghĩ
thảnh thơi khi Ariya ông thể hiện đã mang được sử mệnh và sứ mệnh. Xin cảm ơn
chàng trai trong tác phẩm đã hóa thân con chim bay vào hư không. Nếu ông theo
nàng công chúa lên thuyền đi Mưkah Danah thì Ariya này không còn lý do để ra
đời và người viết cũng không cần thiết phải trang trải lòng mình. Một lần nữa
chàng đã ở lại đất nước này để mãi mãi trông chờ Rija Nưgar, Kate, Ramưwan…
hoài niệm – chỉ còn lại cánh buồm xa như cánh mối tan hòa đắm chìm trong biển
cả mù khơi!
*
Trong Tagalau 6
Trong Tagalau 6
Source: Inrasara.com
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
thach.michelia@gmail.com