Có bảy lí do không nên viết tiểu thuyết:
Một: Có quá nhiều tác phẩm và quá nhiều
người viết chúng. Không chỉ những cuốn đã được viết đòi hỏi
phải được đọc đến muôn đời, còn có cả ngàn tác phẩm mới hoàn toàn không
ngừng xuất hiện trong danh mục sản phẩm của nhà xuất bản và các
hiệu sách trên toàn thế giới; chưa kể đến hàng ngàn cuốn bị các nhà
xuất bản từ chối không bao giờ có mặt trên các hiệu sách,nhưng dẫu
sao nó vẫn tồn tại. Thế cho nên, viết tiểu thuyết chỉ là
một hoạt động bình thường, một hoạt động ai cũng có thể thụ đắc nếu được học
ở trường về mặt lí thuyết, không cần phải được đào tạo đặc biệt hay giáo
dục cấp cao.
Hai: Chính bởi vì bất cứ ai, làm nghề gì,
cũng có thể viết tiểu thuyết, nên viết tiểu thuyết trở thành một hoạt
động thiếu giá trị và thần bí. Nhà thơ, nhà triết học, nhà
soạn kịch viết tiểu thuyết; nhà xã hội học, nhà ngôn ngữ, nhà
xuất bản và nhà báo; chính trị gia, ca sĩ, diễn giảtruyền hình, và
huấn luyện viên bóng đá; kĩ sư, giáo viên, công chức, và
diễn viên phim; nhà phê bình, nhà quý tộc, linh mục, và bà
nội trợ; bác sĩ tâm thần, giáo sư đại học, chiến sĩ, vànhững tên dê xồm cũng viết
tiểu thuyết. Dường như rằng, tuy thiếu vắng giá trị và bí ẩn, vẫn có cái gì đó
hấp dẫn kì lạ về tiểu thuyết đối với mọi người - hay chỉ là món đồ trang sức mà
người ta ao ước đơn thuần? Thế nhưng, trong tất cả những ngành nghề - không dựa
vào mức độ đào tạo, uy tín và khả năng kiếm tiền – có cái gì đáng ao ước
đến như thế? Tiểu thuyết có điều gì đặc biệt?
Ba: Viết tiểu thuyết chắc chắn không làm
bạn giàu: thực sự, số cuốn được xuất bản chỉ chiếm một phần trăm – đó là một tỷ
lệ phần trăm lạc quan – kiếm được số tiền kha khá. Số tiền
thu được không thay đổi cuộc sống của một nhà văn và chắc
chắn chẳng thể đủ để bạn nghỉ hưu.Hơn nữa, phải mất vài
tháng, thậm chí nhiều năm để hoàn thành một cuốn tiểu thuyết có
độ dàitrung bình mà một số người muốn đọc sau đó. Đầu tư chừng
ấy thời gian cho một công việc nhưng chỉ có một phần trăm cơ hội
kiếm được tiền thì rõ ngớ ngẩn. Đặc biệt, xin nhớ cho làngày nay
không ai – kể cả các nhà quý tộc hay quý bà nội trợ - có
lượng thời giờ như thế để tiêu phí cả. Marquis de Sade và Jane
Austen thì có, nhưng những người đồng đẳng với họ thời bấy giờ thì không; và tệ
hơn nữa, ngay cả giới quý tộc và các bà nội trợ - những
người không viếtchỉ đọc thôi - cũng không có đủ thời gian để đọc
những gì các bạn văn mình viết.
Bốn: Tác phẩm tiểu thuyết không đảm bảo danh vọng hay một
chút tiếng tăm gì, cái có thể đạt được bởi nhiều cách khác nhanh chóng và đỡ
nhọc sức hơn. Như mọi người đều biết, sự nổi tiếng thực sự chỉ đến qua truyền
hình, nơi các tiểu thuyết gia đang dần dần trở nên vắng bóng, trừ khi nào một
tác giả nào đó có mặt trên truyền hình không phải để nói về những tác phẩm của
mình mà chỉ để đóng vai trò của một kẻ ngây thơ, một con rối cùng với những con
rối trong các lĩnh vực khác, bất kể các lĩnh vực kia có liên quan đến nghệ
thuật hay không. Những cuốn tiểu thuyết được viết bởi các tiểu thuyết gia nổi
tiếng thực sự-được-TV-tôn vinh ấy chỉ đơn thuần kể lể những lời bào chữa tẻ
nhạt nhanh chóng bị quên lãng cho sự nổi danh của mình, danh tiếng có được
không phụ thuộc vào chất lượng các tác phẩm sau này, mà dù sao đi nữa có mấy ai
thực sự quan tâm đến, mà đi sâu vào việc mô tả anh ta điều khiển chiếc gậy đi
bộ thế nào, cách choàng khăn sành điệu hay cái cách mặc áo sơ mi Hawaii, áo
gilê có hình thù gớm guốc ra sao, rồi diễn giải cách thức kết nối với Thượng đế
phi chính thống của mình, làm thế nào để có thể sống đích thực và dễ dàng với
người Moor (điều này luôn được yêu thích ở Tây Ban Nha). Vả lại, khi người ta
không cần phải làm quá nhiều để nổi tiếng vào ngày nay, vật lộn viết một cuốn
tiểu thuyết chỉ để được nổi tiếng chẳng phải quá vô nghĩa sao (vì ngay cả khi
bạn viết nó với phong cách bình dân nhất cũng mất rất nhiều thời gian)? Thay
vào đó, sao không dùng cách khác hiệu quả hơn, chẳng hạn như kết hôn hoặc quan
hệ tình ái với một nhân vật danh tiếng nào đó, rồi gây ra những chuyện um xùm
từ hôn nhân và ngoài hôn nhân? Hoặc có thể tiến hành một phi vụ ngoài khuôn
phép hay gây ra một sụ phẫn nộ nào đấy, tất nhiên, phải làm sao không bị bỏ tù
dài hạn.
Năm: Cuốn tiểu thuyết không mang lại sự bất
tử, chủ yếu là vì hầu như không tồn tại cái gọi là bất tử. Tất
nhiên, hậu thế cũng không, nếu hiểu một điều rằng hậu thế của
mỗi cá nhân: ai cũng bị quên lãng một khi đã chết sau vài tháng.
Nhà văn nào không tin như vậy, một là đang sống trong quá khứ, hai là rất kiêu
ngạo hoặc quá ngây thơ. Nếu cho rằng tiểu thuyết kéo dài cao lắm chỉ một thời
gian, không chỉ bởi độc giả và các nhà phê bình muốn
quên chúng đi, mà còn bởi vì sau một vài tháng ngắn ngủi khi một cuốn
tiểu thuyết ra đời, nó sẽ biến mất khỏi các kệ của
tiệm sách, do đó, thật là vô lý nếu tưởng tượng rằng các tác phẩm của
chúng ta sẽ không bao giờ chết. Vậy thì, làm thế nào chúng có
thể trường tồn nếu hầu hết trong số chúng đã chết thậm
chí trước khi được sinh ra, hoặc đi vào thế giới có tuổi
thọ bằng của một con côn trùng? Giờ, người ta không còn tin có thể có
được danh tiếng muôn đời nữa.
Sáu: Viết tiểu thuyết không làm tôn
lên cái bản ngã, dù chỉ trong giây lát. Không giống như làđạo
diễn, họa sĩ hay nhạc sĩ, những người thực sự có thể
nhìn thấy phản ứng của một khán giả đối với tác phẩm của
mình, thậm chí có thể nghe tiếng vỗ tay của họ, tiểu
thuyết gia không bao giờ nhìn thấy độc giả đang đọc sách
của mình, không bao giờ hiện diện ở đó để chứng kiến sự ưng
thuận, hứng thú, hay niềm vui thích của họ. Nếu anh ta đủ
may mắn bán được nhiều sách, anh ta có thể tự an ủi mình với một
con số, mà, dù nó lớn thế nào, vẫn chỉ là, một số trừu
tượngkhách quan. Anh ta cũng nên nhận thức được rằng mình sẽ
khoe các con số doanh thu an ủi đóvới: đầu bếp truyền hình và
sách dạy nấu ăn của họ, người viết tiểu sử nhiều chuyện của
cácsiêu sao lông não, nhà bói toán tương lai đeo dây
chuyền, hạt, và thậm chí cả áo choàng không tay hoặc áo
choàng có mũ trùm đầu, những cô con gái ác độc của các diễn
viên nữ, những tay phụ trách chuyên mục phát xít ở tòa báo
- người nhìn đâu cũng thấy phát xít ngoại trừ trong bản thân
mình, những kẻ ngu sa lầy lúc nào cũng thích đưa ra bài học ứng
xử, cũng như các ôngthầy thông giáo nổi tiếng khác. Về việc nhận được
những bình luận tán dương, nếu một tác phẩm được bình luận, người bình luận có
thể sẽ dễ dãi đối với tác giả trong lần bình luận đầu tiên, nhưng lần thứ hai
thì không; hoặc tác giả có thể sẽ cảm thấy người bình luận thích tác phẩm của
mình bởi những lý do nào đó không chính xác; và nếu những điều này
không xảy ra và lời phê bình đó rất minh bạch, rộng lượng, và khôn ngoan thì có
thể chỉ có hai người đọc nó mà thôi - đó cũng là một lý do để tức giận và bức
xúc đối với tác giả.
Bảy: Tôi sẽ liệt kê tất cả ở đây những
lý do bình thường nhàm chán, chẳng hạn như sự cô lậptrong các sáng
tác của mình, sự đau khổ khi phải vật lộn với từng con
chữ và, trên hết là, cú pháp, nỗi khiếp sợ về các trang
trống, mối quan hệ bầm dập với các sự thực lớn lao –
những sự thực mà tác giả đã chọn cho riêng mình biết, thế hòa hoãn vĩnh
viễn với những kẻ quyền lực,mối quan hệ mơ hồ với thực
tế dễ làm anh ta nhầm lẫn giữa sự thật với dối
trá, sự đấu tranh phi thường với các nhân vật của mình, mà đôi
khi họ có thể tự chủ được cuộc sống thậm chí có thểthoát khỏi anh ta
(dù cho khi điều đó xảy ra tác gia sẽ trở nên hơi yếu đuối
một chút), tửu lượng lớn mà anh ta tiêu thụ, một đời sống đặc
biệt, những điều bất thường cơ bản mà bạn phải đối mặt như một
nghệ sĩ, và những chuyện lặt vặt khác nào đó cám dỗ những
linh hồn vô tội hay ngu ngơ trong thời gian quá dài, khiến họ tin
rằng có rất nhiều niềm đam mê, đau khổ và lãng mạn trong
loại hình nghệ thuật khá khiêm tốn và dễ chịu – nghệ thuật hư
cấu và kể chuyện.
Chỉ có một lý do tôi cảm thấy cần phải viết tiểu thuyết,
là cái mà dường như không thể so sánh với bảy lí do trước đó, và chắc chắn sẽ
có một hay nhiều lí do khác trong số đó mâu thuẫn với nó.
Đầu tiên và cuối cùng: viết tiểu
thuyết cho phép tiểu thuyết gia dành nhiều thời gian của
mình hơn vào thế giới hư cấu, một nơi thực sự duy nhất hoặc
ít nhất họ có thể chịu đựng được. Có nghĩa rằng họ có
thể sống trong một lãnh địa với những điều có lẽ đã xảy ra và chưa
bao giờ đã xảy ra, trong một nơi với những điều vẫn còn là khả
dĩ, những điều chắn chắn sắp xảy đến, những điều chưa bị gạt đi vì đã
xảy ra rồi hoặc vì người ta biết rằng nó sẽ không bao giờ xảy tới. Những
người được gọi là tiểu thuyết gia hiện thực, khi họ viết, kẹt
cứng trong thế giới thực,đã nhầm lẫn vai trò của mình với nhà
sử học, nhà báo hay nhà làm phim tài liệu. Tiểu thuyết gia
chân chính không phản ảnh hiện thực, mà là phi hiện thực, nếu chúng ta không
hiểu theo chiều hướng không thể hoặc không tưởng mà xem đó như là chuyện có thể
đã xảy ra nhưng đã không xảy ra, trái ngược với các sự việc thực tế, các sự
kiện và sự cố, trái với "những gì đang xảy ra." Cái được xem khả
dĩ “đơn thuần” vẫn tiếp tục là khả dĩ, mãi mãi vẫn khả dĩ ở mọi
thời đại và mọi nơi, đó là lý do tại sao chúng ta vẫn đọc Don
Quixote và Madame Bovary, những người dù chỉ sống với họ trong
giây lát nhưng tin tưởng hoàn toàn, chứ không phải coi họ lỗi thời
hay bất khả.
Tây Ban Nha duy nhất của thế kỉ 16 mà chúng ta biết và
quan tâm đến là Tây Ban Nha của Cervantes: Tây Ban Nha của một quyển sách giả
tưởng về những quyển sách giả tưởng khác mà từ đó xuất hiện một hiệp sĩ lang
thang lỗi thời, thay vì từ những gì đã xảy ra và thật sự đã hiện hữu. Những gì
chúng ta gọi là Tây Ban Nha của thế kỷ 16 không có thật, mặc dù người ta phải
giả định rằng nó đã hiện hữu; cũng như việc nước Pháp duy nhất của thế kỉ 19
hiện hữu đối với chúng ta là nước Pháp mà đại văn hào Proust đã đưa chúng vào
tác phẩm hư cấu của mình.Trước đó, tôi đã nói rằng thế giới hư
cấu là một nơi có thể chịu đựng được nhất, vì nó mang lại sự
tiêu khiển, niềm an ủi cho những ai hay lui tới, và thêm một điều nữa: ngoài
việc mang cho chúng ta hiện tại hư cấu, nó còn mang đến một hiện
thực khả thể trong tương lai. Và mặc dù không tồn tại cái
gọi là sự bất tử cá nhân, nó có nghĩa rằng mọi tiểu thuyết
gia đều có khả năng - vô cùng nhỏ, nhưng vẫn là một khả
năng – rằng những gì anh ta đang viết đang được hình hài và có thể
xảy ra trong tương lai, cái anh ta sẽ không bao giờ thấy.
(Margaret Jull Costa dịch từ tiếng Tây Ban Nha)
(Margaret Jull Costa là dịch giả các tác phẩm của Javier
Marías kể từ năm 1992; dịch phẩm gần đây nhất của bà là “Things Look
Different in the Light/Những điều khác biệt dưới ánh đèn”, tập truyện ngắn
của Medardo Fraile.)
Ánh Hiền dịch
Sài Gòn, 5/9/2014
Nguồn: http://www.threepennyreview.com/samples/marias_su14.html
Nên dịch "anh ta" thành cái gì đó trung dung về giới tính, tại sao tiểu thuyết gia = anh ta?
Trả lờiXóa